Decentralized Storage - Phần 3: Solutions

Tiếp tục từ phần trước với những dự án liên quan đến Decentralized Storage:

Storj (STORJ)

  • Data storage format: Storj sử dụng Erasure encoding để phân tích data thành những mảnh nhỏ, số lượng mảnh và phần mở rộng của mỗi mãnh được network quyết định.
  • Storage price discovery: Storj cũng dùng storage markets để định giá. Chỉ khác điều đó là Storj không offer marketplace cho toàn hệ thống. Mà các Satellite (cụm storage nodes) sẽ offer giá lưu trữ khác nhau tùy theo bạn chon Satelite nào.
  • Replication of data: Storj không cho phép users tạo nhiều bản sao mà chỉ phân mảnh và mã hóa data của renters. Các mảnh này sẽ được lưu trữ phân tán trên tất cả các node của Storj.
  • Storage tracking: Storj dùng giải pháp hoàn toàn khác so với Sia vs Filecoin vì thực tế Storj không có blockchain riêng. Satelite, loại nodes thứ 2 ngoài storage nodes (để lưu trữ dữ liệu) sẽ có chức năng giống như điều phối một cụm storage nodes để quản lý và theo dõi các mảnh data được lưu ở đâu.
  • Proof of data stored: Storj kiểm tra data có được lưu trữ an toàn hay không thông qua data audits. Cũng giông như Sia, dùng Merkle tree để check nếu mảnh data có thuộc vào khối data lớn hay không. Khi có đủ nhiều kết quả audit thì network sẽ quyết định xem nodes nào làm sai hay làm hư data, thay vì phải kiểm tra với blockchain như Sia hay Filecoin. Việc này sẽ loại bỏ yếu tố blockchain của Storj và tăng tính centralized. Tuy nhiên, việc này sẽ cải thiện tốc độ kiểm tra và tăng băng thông vì không cần toàn bộ các nodes phải tương tác với blockchain để chứng minh độ uy tín của mình.
  • Data availability over time: Storj chạy một thuật toán để đánh giá xác nhận ngẫu nhiên các mảnh data khắp các nodes vào các khoảng thời gian cố định và báo cáo lại tình trạng của data bằng một cơ chế thống nhất tự động giữa các cụm storage nodes thông qua satellite node. Mặc dù không bắt các storage nodes phải đặt cọc một khoản tiền vào để tham gia mạng lưới nhưng rewards của nodes sẽ bị giữ lại và chỉ giải ngân từng phần vào các thời điểm nodes chứng minh được mình vẫn giữ data thông qua data audits.
  • Persistent data redundancy: Khi nodes rời bỏ mạng lưới, thì các mảnh data sẽ mất đi. Để đảm bảo tính toàn vẹn của data thì Storj cũng giống như Sia sẽ gom các mảnh data lại và khôi phục lại data gốc và chia lại các mảnh data cho các nodes. Việc này sẽ được thực hiện thường xuyên bởi các Satelite nodes, các node này sẽ được trả công và sẽ thường xuyên và theo dõi các mảnh data của nhóm mình.
  • Data transmission: Users sẽ trả khoản phí để thu hồi data của mình, nodes sẽ thực hiện việc này và nhận lại phí.
  • Network tokenomics designs: Hầu như có rất ít tài liệu trên web của Storj nói về mục địch sử dụng của token này. Những thứ mình tìm được đa phần là việc dùng $Storj để thanh toán cho Storage services và làm phần thưởng cho các nodes. Storj Labs đã tự đào trước 425 triệu $Storj và sẽ được unlock từ từ cho Storj Labs dùng làm phần thưởng khuyến khích cho nodes và partners.

Nhận định

Business model của Storj dường như khá nặng về billing và payment approach, tạo cảm giác thân thiện với AWS S3 users. Vì Storj Labs hy sinh sự phi tập trung, không sử dụng blockchain để xác nhận, thì token của Storj cũng có rất ít use cases và động lực mua. Áp lực từ phần thưởng trả cho các nodes và việc Storj Labs nắm giữ quá nhiều tokens là tương đối. Sắp tới, Storj còn có ý định cho thanh toán bằng crypto khác thì thật sự không có nhiều lý do để mua token Storj. Bỏ qua một bên những yếu tố về token thì Storj cũng có các rủi ro về việc mất files, do không sử dụng blockchain để kiểm soát tình trạng data cho nên users buộc phải tin tưởng nhiều vào tính trung thực của số đông các nodes trong việc audit data.

Crust (CRU)

  • Data storage format: Crust áp dụng phương pháp Store Full File để lưu trữ dự liệu của users trên các node thay vì dùng Erasure encoding.
  • Storage price discovery: Protocol sẽ định giá lưu trữ giữa users và nodes. Giá này sẽ thay đổi khi những tham số như thời gian lưu trữ, số lượng bản sao,… được users chỉ định.
  • Replication of data: Network của Crust sẽ chỉ định số lượng bản sao của data sẽ được tạo ra. Tuy nhiên cũng có lựa chọn để users quyết định số này.
  • Storage tracking: Crust dùng blockchain để track lại lịch sử giao dịch giữa users và data providers. Storage nodes cũng sẽ lưu một bản đồ location của data. Khi nào cần lấy data thì network sẽ sử dụng bản đồ này và thêm hash đính cùng vào data để truy xuất dữ liệu.
  • Proof of data stored: Đầu tiên, khi xác minh, Crust sẽ tách nhỏ mảnh data của mình và dùng Merkle tree để xác minh với Merkle root trên blockchain rằng mảnh data đó là toàn vẹn. Như vậy có thể kiểm tra rằng mảnh data đã được lưu 1 cách an toàn và toàn vẹn. Crust có thể lưu trữ full data ở một node nhưng vẫn giữ được tính bảo mật của data bằng cách sử dụng Trusted Execution Environment (TEE), là công nghệ phần cứng mới của Intel cho phép người dùng lưu trữ dự liệu vào thiết bị một cách bảo mật. Kể cả chủ của thiết bị cũng không can thiệp vào được nếu không có key.
  • Data availability over time: Cũng giống như Sia, Crust sẽ check ngẫu nhiên các mảnh data từ các bản sao và so sánh hash của các mảnh data này với root của Merkle tree lưu trên blockchain trong một khoảng thời gian nhất đinh. Việc kiểm tra liên tục như vậy cộng với việc các nodes phải thế chấp một khoản tiền để tham gia mạng lưới sẽ đảm bảo tính toàn vẹn của data.
  • Persistent data redundancy: Hiện nay Crust vẫn chưa hoàn thành cơ chế để đảm bảo việc các node rời bỏ network thì data sẽ vẫn còn đó, bù đắp lại cho việc này thì Crust cho phép tạo nhiều bản sao full file để backup dữ liệu trên các nodes khác nhau.
  • Data transmission: Cơ chế debit/credit được giới thiệu. Cái này có thể hiểu đơn giản là nếu một nodes chỉ nhận lưu data mà không nhận gửi data đi thì khi có orders mới từ users node đó sẽ không được ưu tiên nhận order mới. Cho nên khuyến khích các nodes phải cân bằng cả hai công việc.
  • Network tokenomics designs: Crust tokens được staking để bảo vệ blockchain của Crust, ngoài ra còn được dùng để trả phí. Storage nodes cũng cần có Crust để được tham gia offer service của mình. Phần thưởng cho storage miners cũng gần giống như Filecoin khi mà storage miners sẽ được Storage Power để tham gia nhận rewards từ blockchain.

Nhận định

Crust tokenomics với việc có nhiều bản copy và tốc độ truy xuất data nhanh tạo cảm giác Crust thích hợp để truy xuất dữ liệu cho dapps và NFTs. Tuy nhiên việc đòi hỏi Storage miners phải trang bị TEE cũng là rào cản để có thêm nhiều storage nodes và chưa có cơ chế để đảm bảo rủi ro việc các nodes rời bỏ mạng lưới hiệu quả làm cho Crust không lý tưởng cho việc lưu data lâu dài hoặc vĩnh cữu.

Arweave(AR)

  • Data storage format: Arweave lưu trữ cả file data vào một nodes mà không sử dụng Erasure encoding, cơ chế của Arweave khuyến khích Storage nodes lưu trữ càng nhiều bản sao càng tốt.
  • Storage price discovery: Arweave để cho network định giá lưu trữ dữ liệu, do bản chất của arweave hướng tới là Permanent storage, Lưu trữ vĩnh cữu cho nên arweave không cho phép users tùy chỉnh các tham số cũng như mức giá.
  • Replication of data: Cơ chế Proof-of-Storage của Arweave khuyến khích các node lưu trữ càng nhiều bản sao của data càng tốt.
  • Storage tracking and proof of data stored: Arweave xây dựng một network tương tự như blockchain, gọi là Blockweave. Các node sẽ phải lưu trữ tất cả data từ đầu tới cuối. Khi tham gia xác minh và tạo block mới bắt buộc các nodes phải show ra hash của block trước và của một random block trước đó. Cho nên việc lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên thiết bị là cần thiết để nhận block rewards. Một số nodes như hình bên dưới chỉ hiện block trước đó và block random, các nodes này kết hợp với nhau tạo thành dãy các block theo thứ tự. Đó là lý do vì sao gọi là Blockweave.
  • Data availability over time and Persistent data redundancy: Do bản chất của Proof-of-Access của Blockweave khuyến khích nodes lưu trữ toàn bộ dữ liệu không được bỏ sót cho nên data sẽ được lưu trữ rất an toàn và lâu dài. Các bản sao được lưu trữ khắp các nodes, dù cho một số nodes rời bỏ mạng lưới thì vẫn có đủ bản sao của data.
  • Data transmission: Hệ thống ranking gọi là Wildfire được áp dụng, buộc các nodes phải cố gắng truy xuất data cho nhau hoặc cho users để có thứ hạng cao hơn. Rank thấp sẽ bị loại khỏi network và không được nhận block rewards.
  • Network tokenomics designs: Nodes sẽ đào ra $AR bằng cách tạo block mới và nhận $AR thông qua users trả tiền cho services.

Nhận định

Arweave ’s tokenomics thật sự mới lạ và nhắm tới đối tượng khách hàng riêng biệt so với các đối thủ trên. Việc lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn sẽ giúp ích rất nhiều cho các dApps có front-end hosting problems, dễ dàng hướng tới hơn decentralised computing. Việc khó khăn nhất của Arweave có thể thấy là phải tạo được một nguồn nhu cầu lớn. Số lượng nodes cũng tương đương với độ bền của network và data trong khi nhu cầu lưu trữ data vĩnh viễn cũng là 1 dấu hỏi lớn trong cộng đồng crypto.

Kết luận

Có thể thấy nhu cầu cho Decentralized Storage là có thật. Sự xuất hiện của nhiều solutions trong mảng này là dấu hiệu tốt cho sự phát triển đồng đều trong tương lai.
Những solutions hiện giờ có ưu nhược điểm khác nhau nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ bản của trong việc lưu trữ dữ liệu một cách decentralized.

Blockchain nói chung hay crypto nói riêng không thể nào phát triển nếu thiếu những công nghệ bổ trợ. Hiện nay ngoài những ứng dụng về Finance, thì phần nhiều, vẫn chưa có sự tăng trưởng hay adoption ở những ứng dụng khác. Việc này, ngoài nói lên sự hạn chế của crypto, thì cũng là cơ hội tăng trưởng trong tương lai cho Decentralized Storage.