Có lẽ sau cơn sốt DeFi, GameFi, Infras thì nền công nghiệp crypto của chúng ta vẫn đang vật lộn để tìm một hướng đi mới, một thứ gì đó có thể thu hút dòng tiền trở lại với mảnh đất hứa này.

Vậy nó có thể là gì? Mình cũng không biết nhưng có một chủ đề một narrative không cũ mà cũng chả mới mà mình nghĩ các bạn nên để mắt: Tokenization of RWA (real world assets). Chuyện là vài hôm trước trong community cũng debate khá căng chủ đề này nên mình quyết định sẽ deep dive một tí.

Oke lan man đủ rồi, chúng ta vào vấn đề chính nhé.

Intro

Việc tokenize các loại asset đã xuất hiện từ khá lâu (mình xin phép viết tắt tokenization of real world assets là RWA từ đây luôn cho tiện), RWA đã trở thành cầu nối giữa tài chính truyền thống sang crypto. Từ thuở sơ khai của nó thì RWA đã là một ý tưởng rất hay và được ủng hộ thế nhưng cũng gặp rất nhiều rào cản có thể kể đến như công nghệ, luật pháp,.. Cho tới gần đây thì chủ đề RWA bỗng nhiên hot trở lại với việc các institution đồng loạt nhảy vào.

Goldman Sachs’ Tokenization Platform GS DAP™, Leveraging Daml, Goes Live
Goldman Sachs recently announced that the bank’s new Digital Asset Platform, GS DAPTM, is live– one year into their engagement of Digital Asset. GS DA

The background

Tua ngược về khoảng thời gian 1 năm trước, sau sự kiện LUNA, các institution lần lượt chết như rạ. Điều này chủ yếu là do các institution đã leverage altcoin quá đà, leverage theo ý mình ở đây không nhất thiết là perp mà đơn giản chỉ là hoạt động lending và borrowing của các tổ chức này trên các đồng altcoin. Khi giá của các tài sản này lao dốc, chuỗi hiệu ứng domino cũng xảy ra với credit lending và tạo ra cái mà chúng ta vẫn hay truyền tai nhau là "death spiral". Chính các institution và hoạt động credit lending đã đem lại cho chúng ta mùa bull 2021 thì cũng chính họ đã mở màn cho mùa bear 2022. Thực ra, việc lending đã đóng vai trò như một bàn tay vô hình để thúc đẩy hoạt động tài chính truyền thống từ lâu và DeFi thì cũng chỉ vài năm trở lại đây mới bắt đầu nhảy vào làm các các ngách của TradFi như equity, debt,.. Dù mọi thứ vẫn rất sơ khai, thế nhưng chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng không còn cách nào khác để có thể kết nối crypto với thị trường tài chính truyền thống trị giá 800 ngàn tỉ đô ngoài RWA.

RWA là một quá trình chuyển đổi ownership của một asset ngoài đời thật thành một digital token. Điều này giúp cho bạn có thể dễ dàng di chuyển và lưu trữ tài sản của mình mà không cần dựa dẫm vào các centralized intermediary (trung gian tập trung). Một khi đã được token hoá, giá trị tài sản của bạn sẽ nằm gọn trong digital token và có thể trade thoải mái trên blockchain, Scope của RWA khá rộng, trải dài từ các tài sản hữu hình như bđs, tranh ảnh nghệ thuật, vàng bạc đá quý cho đến các tài sản vô hình như chứng khoán, quyền sử hữu trí tuệ,..

Có thể các bạn không để ý nhưng hiện tại RWA thành công nhất của giới crypto chính là các fiat-backed stablecoin như USDC hay USDT hay còn được biết đến như phiên bản token hoá của đồng dollar mỹ. Mới đây, vào ngày 1/6, USDT đã phá được MC ATH của mình.

The Current State

Hiện tại các dự án RWA chủ yếu thuộc mảng DeFi với một số cái tên sừng sỏ có thể kể đến như: Centrifuge, Maple, GoldFinch, Credix, Clearpool, TrueFi. Điểm chung của các dự án này là dựa vào thị trường equity và trái phiếu Mỹ (U.S bond). Các dự án này khác với các dự án lending khác ở chỗ thay vì sử dụng collateral là token thì chúng sử dụng RWA. Tính đến thời điểm viết bài thì các, RWA lending protocol đã có total loan value lên đến $4.4b. Ngoài ra, các protocol này offer cho user mức APR cao hơn khá nhiều so với các dự án lending thuần crypto như Aave hay Compound. Tuy nhiên high return thì cũng tiềm ẩn high risk. Các protocol này thường là under-collateralized nên một số đã bị default những khoản tiền lên đến vài chục triệu đô.

rwa.xyz

But why tokenize?

Vậy thực chất tokenize để làm gì hay chỉ là bày trò, bày game mới?

Ưu điểm của việc tokenize là các dApp đương nhiên sẽ thừa hưởng các ưu điểm của công nghệ blockchain, do đó giải quyết những hạn chế trong việc thoát khỏi tài chính truyền thống, cụ thể:

+ Mở ra thêm cơ hội cho các công ty

Thông qua RWA, các công ty sẽ có thể tận dụng hệ sinh thái DeFi để tiếp cận vốn một cách tiết kiệm chi phí hơn và hưởng lợi từ các rào cản gia nhập thấp hơn so với tài chính truyền thống. RWA còn mở ra các cách mới để huy động vốn, đặc biệt là đối với các thị trường mới nổi. Đồng thời, hệ sinh thái DeFi có thể hấp thụ lợi tức đầu tư và tiếp cận các thị trường ngoài chuỗi đa dạng, cũng như các cơ hội mới để tiếp cận cơ sở người dùng trong lĩnh vực tài chính truyền thống.

+ Nâng cao hiệu quả của market

Các thị trường giao dịch tài chính truyền thống đã quá nổi tiếng là labor intensive và thường có những ngày nghỉ ngắt quãng. Trong khi đó crypto có thể cung cấp khả năng thanh toán ngay lập tức, giao dịch 24 giờ,.. giúp giảm chi phí hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường cho user. Trên hết, RWA cho phép các tài sản kém thanh khoản được chia thành các danh mục đầu tư nhỏ đại diện cho một phần của phần gốc (không cần khối lượng công việc lớn trên giấy tờ, cũng như không đòi hỏi nhà đầu tư phải tiêu tốn tiền bạc và thời gian).

+Loại bỏ rào cản cho nhà đầu tư

RWA loại bỏ các rào cản hiện đang cản trở việc phân khúc tài sản trong thế giới thực,  giúp cho các retail investor tiếp cận các loại tài sản thường chỉ giới hạn ở một số cá nhân hoặc institutional có net worth cao (eg. Mr Wayne). Đặc biệt là trong trường hợp tài sản truyền thống, nơi các nhà đầu tư bán lẻ có thể đầu tư vào các sản phẩm tài chính xuyên biên giới hoặc đầu tư chung vào một tài sản hoặc một tác phẩm nghệ thuật có rào cản gia nhập cực kỳ cao. Đáng chú ý, những asset này có thể cực kỳ khó tiếp cận từ một thị trường tương đối đóng ví dụ như US stock.  Một khi chúng onchain, chúng sẽ có thể truy cập được đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Một mặt, các tổ chức phát hành có thể tiếp cận nhiều nhóm nhà đầu tư hơn. Mặt khác, các retail investor có thể tiếp cận các thị trường trước đây ngoài tầm với của họ và đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan hơn dựa trên dữ liệu onchain đã hiển thị rành rành và không thể bị làm giả (thank to blockchain).

Centrifuge: Eliminating the regulatory concern

Nhận thấy nhu cầu của các investor đối với UST (US Treasuries, not the no-repegging one) khi Fed Fund Rate đang ngày một tăng, Centrifuge gần đây đã công bố sản phẩm mới của mình là Centrifuge Prime với mục đích giúp cho các investor dễ dàng tiếp cận với RWA và bớt lo nghĩ về vấn đề pháp lý hơn. Nếu các bạn nghĩ return của việc trên thấp thì chart bên dưới có thể làm bạn phải thay đổi suy nghĩ đấy!

A comparison of different on- and off-chain returns in 2022–2023

Thông qua Centrifuge Prime, các tổ chức Web3 có thể tiếp xúc với nhiều loại RWA hơn tùy vào khẩu vị đầu tư của họ như: UST ( 4-5% APY), private credit, mortgage backed securities (8-10% APY), ESG investment (> 13% APY).
Một trong những điểm theo mình là có giá trị nhất của Centrifuge Prime là nó đã có được legal setup sẵn để cho phép DAO và các tổ chức Web3 khác sở hữu RWA của Centrifuge trong khi vẫn tuân thủ các yêu cầu quy định pháp lí. Ngoài cấu trúc pháp lý vượt trội và các dịch vụ quản lý tài sản, Centrifuge Prime còn có báo cáo tài chính của bên thứ ba và phân tích rủi ro tín dụng. Các dịch vụ này ban đầu sẽ được thực hiện bởi Steakhouse Financial và The Credit Group, nhưng có khả năng sẽ mở rộng nếu nền tảng này trở nên phổ biến.

The Future Ahead

RWA market dự kiến ​​sẽ đạt $500m vào năm 2025. Trong một report gần đây của Citibank, lĩnh vực RWA mang trong mình  kỳ vọng trở thành "killer app" và đưa ngành công nghiệp crypto vào thị trường trị giá hàng nghìn tỷ đô la. Theo một số thống kê khác từ BCG (Boston Consulting Group), lĩnh vực RWA dự kiến ​​sẽ có khả năng đạt đến con số $16 trillion vào năm 2030. Do đó, chúng ta không nên fade tiềm năng to lớn của RWA. Tuy nhiên trong bối cảnh crypto industry gần đây đang nguội lạnh, với vốn hóa thị trường của toàn ngành còn thấp hơn Apple, chưa kể ngành này thường xuyên nằm trong danh sách bị xử phạt từ các cơ quan quản lý khác nhau thì sẽ phải mất một thời gian dài để RWA có thể đạt được quy mô nói trên.

Tóm lại, RWA sẽ còn phải khắc phục những yếu điểm sau:

+ Thanh khoản còn khá kém, phí quản lí cao, quy trình thanh lý tài sản vẫn còn phức tạp.

+ RWA có sự đa dạng trải dài từ các dApp cho đến infrastructure tuy nhiên business scope vẫn chủ yếu tập trung vào lending => vẫn còn khá nghèo nàn.

Tích cực mà nói, với động thái gần đây của các tradfi entity như Blackrock hay Fidelity, chúng ta có thể mong đợi ở chu kì sau sẽ có nguồn vốn lớn từ tradfi đổ vào crypto. Khi đó, RWA có thể tạo nên network effect mạnh vì nó có thể tăng capital inflow cho crypto lên đến hàng trăm lần so với hiện tại. Nếu RWA trở thành cầu nối giữa DeFi và Tradfi thì DeFi có thể thoát khỏi công thức "ponzi" không mấy tốt đẹp của mình (yield của RWA hoàn toàn bền vững).

Mặt khác, một người bất kì cũng có thể đặt câu hỏi cho RWA là liệu đây có còn là lĩnh vực hot khi mùa bull tới? User hiện nay 10 người dùng RWA thì phải đến 7-8 người đến là vì yield mà nó offer từ US bond, UST là cao hơn các "traditional" DeFi protocol hiện tại. Điều này không nhất thiết là vì RWA tối ưu yield tốt mà là vì DeFi đang khá "ded". Tuy nhiên, khi mùa bull tới thì mọi chuyện sẽ rất điên rồ và khi đó RWA sẽ khó mà bì được so với các DeFi protocol nói trên. Tới khi đó, liệu RWA có rơi vào dĩ vãng?

Only time can tell.