Xem thêm BoE #1 tại đây nếu bạn chưa xem:

Boe Intervention

BoE intervention
Intro Khoảng 2 giờ chiều giờ London, nỗi sợ bao trùm cả thị trường trái phiếu Anh, một số quỹ hưu trí (pension funds) có nguy cơ vỡ nợ nếu như ngân hàng trung ương Anh (BoE/Bank of England) không vào cuộc can thiệp, bởi vì chỉ mới cách

Summary

  • Các quỹ hưu trí phải sử dụng đòn bẩy (thông qua công cụ LDI) lên thị trường trái phiếu vì yield trái phiếu những thập kỉ qua không hấp dẫn.
  • BoE từng là buyers lớn nhất của trái phiếu, giờ lại là người bắt đầu bán ra.
  • Giá bond giảm mạnh, các quỹ hưu trí này bị margin call, nhưng họ cũng không có dư nhiều cash để đáp ứng margin call ngoài việc phải bán tháo trái phiếu.
  • Việc các quỹ này buộc phải bán trái phiếu ra để đáp ứng margin call, nó gây lên 1 effect xấu (negative feedback loop) lên giá của trái phiếu (càng bán để đáp ứng margin, giá càng giảm các quỹ khác càng bị margin call mạnh hơn. Dump nhiều dẫn tới dump nhiều hơn).

What's happening

BoE flipping bias every hour:

BoE đang quay xe quyết định mình từng giờ, cách đây 1 2 ngày, chúng ta có tin này:

"BoE quyết định gia hạn thời gian can thiệp (tiếp tục mua bond sau ngày 14)"

Sau đó vài giờ:

"Không kéo dài nữa, các quỹ hưu trí chỉ còn 3 ngày (11 đến 14) để xử lí nốt vấn đề này"

Bên cạnh, dù tuyên bố là sẽ mua lại hơn 60 tỉ bảng trái phiếu, tuy nhiên số lượng BoE mua vào thực tế đến bây giờ là rất ít, cách đây vài ngày mình check là khoảng 5 tỉ được mua vào.

Quay lại phần tóm tắt ở trên:

  • BoE từng là biggest buyers
  • BoE bắt đầu bán
  • Trái phiếu giảm, Pension Funds bị margin call
  • PFs bị margin call buộc phải bán ra, trái phiếu giảm mạnh hơn
  • BoE thông báo về việc can thiệp, sẽ mua trái phiếu cho đến ngày 14, trái phiếu hồi nhẹ
  • Số trái phiếu được mua thực tế rất ít, trái phiếu tiếp tục giảm
  • Sắp đến ngày 14, truyền thông đưa tin BoE có thể gia hạn thời gian mua, trái phiếu hồi nhẹ
  • BoE tuyên bố là không kéo dài thời gian nữa, PFs tự phải lo trong vòng 3 ngày tới???

Problems

BoE đang gặp phải dilemma (tiến thoái lưỡng nan)

  • Nếu BoE không tiếp tục mua bond, khả năng rất nhiều quỹ hưu trí vỡ nợ vì mất thanh khoản, quỹ hưu trí vỡ nợ thì ảnh hưởng rất nhiều đến tiền hưu của người dân, vấn đề này dư luận sớm muộn cũng sẽ trỏ về lại phía chính phủ và central bank.
  • Nếu BoE tiếp tục mua bond, điều này khiến nợ công lại tiếp tục tăng, GBP sẽ tiếp tục mất giá, lạm phát tiếp tục tăng đi ngược lại những gì gần đây họ cố gắng khống chế.

Context

Bối cảnh của hệ thống tài chính truyền thống đó là cực kì phức tạp và bao gồm nhiều bên góp phần vào quy trình đưa ra quyết định. Việc quyết định bán bond để đủ cash cho margin call hay không, không phải 1 người trong 1 ngày có thể quyết định được, ví dụ: LDI managers (người quản lí LDI strategy, làm việc trực tiếp với bank và là bên bị margin call trực tiếp), tiếp đó mới đến Pension Fund (hội đồng của fund họp đưa ra quyết định) và sau đó có thể là các công ty mẹ hoặc công ty tài trợ những quỹ này (các quỹ có thể vay tiền từ những tổ chức này)

Tóm lại, lệnh phái sinh Interest Rate Swap này của Pension Fund sẽ lỗ khi lãi tăng, và thế chấp giảm giá sẽ càng mạnh khi lãi tăng nhanh:

Cứ 0.1% tăng trong yield 10 năm thì các fund cần thêm 160 tỉ thế chấp.

Ngoài việc có nhiều bên góp phần vào việc ra quyết định, chúng ta còn có thêm cả bên đóng vai trò Custody, nơi giữ số tài sản của quỹ, số tài sản này thực tế có thể được trải dài ra lưu trữ ở hàng chục tài khoản khác nhau.

Trong lúc đó:

https://www.ft.com/content/6c08c96a-97ab-4f46-a9fb-47d822a15b59
https://www.ft.com/content/6c08c96a-97ab-4f46-a9fb-47d822a15b59

Northern Trust đóng vai trò lớn trong việc custody và họ thì đang xử lí thủ công, những sự kiện diễn ra trong 1 tuần qua khiến hệ thống này quá tải và cần điều thêm nhân sự từ US vào giúp đỡ. Vậy là vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết triệt để mà nó chỉ đang bị delay, và hôm nay là ngày cuối theo lịch trình buy back của BoE, tuy nhiên yield hôm nay đã giảm nhiệt.

Tin mới ra cách đây 5p:

BoE lại tiếp tục quay xe, signal có thể tăng size mua vào ngày cuối cùng, quyết định sẽ được đưa ra vào 11h am (ko nói múi giờ nào, có thể giờ London => rơi vào khoảng 5h chiều VN, tức 30p nữa).

https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-10-14/boe-signals-it-may-boost-size-of-final-gilt-buying-operations

Con số thống kê là BoE đã mua khoảng 18.7 tỉ bảng (vẫn bé so với con số 65 ban đầu) và chính phủ đã cho phép BoE được mua lên đến 100 tỉ.

Dù sao con số 5 hay 10 tỉ này vẫn còn rất bé so với lượng bond các quỹ cần bán ra, nên trừ khi tăng lên 1 con số cao hơn nhiều lần, ví dụ mua 100 tỉ, hoặc mua tất cả những offer từ LDI managers thì vấn đề mới được giải quyết triệt để. Bán tháo vì margin call chưa xảy ra hoàn toàn bởi vì sự delay trong hệ thống custody. Vậy chúng ta cần chú ý BoE sẽ xác nhận mua vào bao nhiêu hôm nay và nếu hôm nay thực sự là ngày cuối, thì tuần sau khả năng sẽ có volatility, mình nghĩ con số BoE cần mua vào không thấp hơn 100 tỉ bảng, BoE sẽ bị buộc nhảy vào can thiệp lại tại 1 thời điểm nào đó. Quan điểm là sẽ khó có crash hay khủng hoảng trong market này (thực ra nó đã crash quá nhiều) vì vấn đề đã nằm trên spotlight của media, các bên sẽ quan sát nó cẩn thận.

Việc BoE mua vào như thế này có thể coi là 1 dạng của Yield Curve Control (can thiệp mua hoặc bác trái phiếu để kiểm soát yield theo ý muốn), nhưng việc mua Bond này không phải để kiểm soát yield mà để trợ giá cho bond, tránh liquidation cascade cho các quỹ hưu trí.

Chúng ta đang chứng kiến những chính sách tiền tệ rất lạ trong vài thập kỉ đây, khi lạm phát tăng cao sau 1 thời gian dài QE và kích cầu, nhưng Central Bank không thể nào QT 100% vì bán trái phiếu là gián tiếp thanh lí tiền lương hưu người dân. Nhưng việc mua vào thì cũng đồng nghĩa là bơm thanh khoản ra thị trường, là điều ngược lại với QT.