Chainlink vừa ra mắt Economics Paper 2.0 cùng với đó là đưa ra những thống kê ấn tượng trong những năm qua. Với việc là to-go Oracle Platform. Chainlink gần như không có đối thủ trong mảng này. Tuy nhiên việc hold token của Chainlink hiện giờ chưa có nhiều giá trị sử dụng. Mọi việc có thể sẽ thay đổi sau khi Chainlink tiến hành triển khai Staking cho mạng lưới của mình. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn chi tiết hơn về các sản phẩm chính của Chainlink cũng như giải mã mô hình Staking.

Trước khi ta đi sâu vào các sản phẩm hiện có của Chainlink, mình muốn nhấn mạnh một điều: Chainlink KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BLOCKCHAIN. Chainlink thực chất là một tập hợp các Oracle phi tập trung.

Chainlink Statistics
Chainlink Statistics

Bản thân các smart contract cần data để thực hiện các lệnh mà nó đã được lập trình. Nhưng các data mà nó cần thì không được lưu trữ trên blockchain. Các smart contract cũng không thể tự lấy data từ bên ngoài về cho mình. Việc này tạo ra tính cấp thiết cho việc tạo ra một thứ gì đó có thể cung cấp data cho các smart contract.

Chainlink đã giải quyết vấn đề này bằng các Oracle. Oracle của Chainlink cho phép các smart contract tương tác với dữ liệu và dịch vụ từ thế giới thật. Chainlink đóng vai trò như cầu nối giữa thị trường kinh tế, tài chính truyền thống của thế giới thật với các blockchain để cho ra độ bảo mật, hiệu quả và tính minh bạch cao. Dưới đây là các sản phẩm được phát triển bởi Chainlink.

Hiện nay Chainlink đang cung cấp Data Feeds cho hầu hết các ứng dụng và dự án trong Crypto. Có thể nói Chainlink đang là đầu tàu cho mảng này với hơn 1470 đối tác và $20 ngàn tỷ secured. Đây là một con số rất ấn tượng. Dưới đây là mô tả về cách Chainlink hoạt động.

Chainlink Data Feeds
Chainlink Data Feeds

Chainlink Data Feeds tăng tính bảo mật cho các smart contract thông qua việc cung cấp các data phi tập trung:

  • Chainlink Data Feeds được vận hành bởi các mạng lưới các node độc lập và được phân bổ đều về mặt địa lý để đảm bảo tối đa độ tin cậy của data.
  • Các data cung cấp bởi Data Feeds không thể bị thao túng bởi bất kì một bên nào do cơ chế lấy data từ nhiều nguồn đã được xác thực khác nhau, loại bỏ tất cả single point of failure của toàn hệ thống. Việc lấy thông tin từ nhiều nguồn còn giúp Chainlink loại bỏ được giá bị lệch quá nhiều.
  • Chính đặc điểm minh bạch và dễ xác thực của blockchain cho phép người dùng kiểm chứng bất kì data nào được cung cấp bởi Data Feeds.
  • Một đặc tính khác của Data Feeds là nó không bị trói buộc hay giới hạn việc sử dụng với bất kì một blockchain nào (blockchain-agnostic). Chainlink Data Feeds có thể được sử dụng với tất cả mọi loại blockchain, thích ứng với mọi tốc độ và chi phí của blockchain đó.
Chainlink Data Feed Process
Chainlink Data Feed Process

Một nhánh nhỏ của Data Feeds là Price Feeds, hoạt động như sau:

  • Exchanges hay các bên cung cấp giá sẽ gửi các data về giá cho các Data Aggregators như Coingecko, CoinMarketCap, Tiingo,..
  • Price Feeds của Chainlink tổng hợp giá từ các Data Aggregator rồi sau đó đưa vào các nodes của mình. Mỗi node sẽ kết nối với nhiều API của các Data Aggregators
  • Khi có nhu cầu cập nhật thông tin về giá cả, mỗi node sẽ lấy giá cả từ các Data Aggregator đó và phản hồi cho Chainlink với giá trị trung vị, tạo thành 1 data reports gửi tới các Smart Contracts.

Chainlink VRF có khả năng tạo ra những con số ngẫu nhiên một cách công bằng và minh bạch. Để tránh việc những con số ngẫu nhiên bị thao túng, Chainlink VRF khi cho ra một con số sẽ kèm theo một bằng chứng con số đó đã được xác định như thế nào nhưng được mã hóa. Bằng chứng này sẽ được công bố công khai và sẽ được xác thực on-chain trước khi được sử dụng bởi bất kì bên nào. Thông qua quy trình này, kết quả của việc random sẽ không thể bị can thiệp hay thao túng bởi bất kì bên nào bao gồm cả oracle operator, miner, user hay developer.

Chainlink VRF
Chainlink VRF

Các use case của Chainlink VRF có thể kể đến như:

  • Sử dụng trong blockchain Gaming và NFT
  • Giao công việc và tài nguyên ngẫu nhiên. Ví dụ như để đảm bảo công bằng thì sẽ random một bồi thẩm đoàn cho một vụ án.
  • Chọn ngẫu nhiên một sample cho cơ chế đồng thuận.

Chainlink Automation hay còn gọi là hệ thống Upkeep, là một hệ thống giúp cho Smart Contracts có thể tự động hóa hơn các tác vụ của chúng. Thực tế, Smart Contracts không tự động như nhiều người nghĩ. Đối với các developers viết Smart Contracts, họ phải bỏ công sức xây dựng riêng hệ thống tự động cho các Smart Contracts của dự án.

Ý tưởng xây dựng mạng lưới keepers chuyên tìm kiếm và thực hiện các action đề ra trong Smart Contracts khi đạt được điều kiện đã được Andre Conje, founder của Fantom và YFII nghĩ ra. Tuy nhiên, Chainlink là dự án đã phá triển ý tưởng này thành sản phẩm hoàn thiện và decentralized hơn.

Chainlink Automation
Chainlink Automation

Với hệ thống nodes off-chain của mình, Chainlink offers các projects một hệ thống tự động thực thi khi Smart Contracts và thu về phí, tạo nên nguồn thu mới cho các Chainlink Nodes.

  • Các nodes của Chainlink sẽ theo dõi Smart Contracts đã đăng kí, thường xuyên kiểm tra xem những điều kiện trong Smart Contracts đã đạt được hay chưa.
  • Khi điều kiện đạt được trong Smart Contracts đã đề ra trước đó thì các nodes sẽ tự động gửi các transaction để thực hiện những actions đã đề ra. Chẳng hạn như thanh lý collateral, mua/bán tài sản định kỳ.
  • Nodes thực hiện các tác vụ này sẽ được chọn ngẫu nhiên theo network để làm giảm nguy cơ gas wars và cân bằng chi phí.

Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP)

Một sản phẩm đang hoàn thiện khác của Chainlink đó chính là CCIP. Đây là một giao thức cho phép các node operators của Chainlink gửi các tin nhắn cross-chain (qua lại giữa 2 chain). Các nodes của Chainlink đạt được đồng thuận về nội dung tin nhắn thông qua cơ chế đồng thuận tên là OCR.

Chainlink CCIP
Chainlink CCIP

OCR có thể hiểu đơn giản là cách các nodes thống nhất xem tin nhắn gửi đi có hợp lệ hay không dựa trên data mà mình đang lưu trữ. Cùng với đó là một hệ thống Anti-Fraud System được incentives để kiểm chứng việc thực hiện trao đổi nội dung thông qua CCIP.

Chainlink CCIP Use Cases
CCIP Use Cases

CCIP dùng hệ thống node off-chain của Chainlink nên có thể coi đây là một hệ thống Blockchain-Agnostic, tức là có thể tương thích với hầu hết mọi chain cho dù có là EVM hay non-EVM chain. Dù cho CCIP còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề về bridging mà Crypto đang gặp phải. Một số use cases mà CCIP mang lại:

  • Cross-chain Yield Harvesting: Farm Yield ở các chain khác nhau mà không cần phải bridge qua lại.
  • Cross-chain Collateralized Loans: Thế chấp ở chain A nhưng vay được tiền ở chain B.
  • Low-cost Transaction Computation: Giảm tải workloads cho các chain đang quá tải bằng cách đem việc tính toán lên những chain đang có throughput cao và trả về kết quả tính toán cho các chain có security cao (giống với concept của rollups).
  • New kinds of DeFi apps: Mở ra nhiều ý tưởng mới cho các ứng dụng của Defi.
  • Programmable Token Bridge (PTB): Đây là một trong những ứng dụng đầu tiên của CCIP do Chainlink phát triển, PTB cho phép tận dụng CCIP để trao đổi, swap, transfer tokens giữa các chain.

Anti-Fraud System

CCIP và các ứng dụng của nó sẽ đi kèm với một hệ thống Anti-Fraud, liên tục scan và check các giao dịch, messages được transfer cross-chain. Hệ thống này là một hệ thống các nodes chạy song song với Decentralized Oracles Network (các nodes oracle của chainlink) với mục tiệu là đảm bảo không có giao dịch gian lận nào có thể lọt qua giữa các chain gây thiệt hại tài chính.

Chainlink Anti-Fraud System
Anti-Fraud System

Mô hình CCIP của Chainlink cũng khá giống với Axelar hay Layer Zero. Tuy nhiên, Chainlink chọn xây dựng một hệ thống off-chain cho mô hình này là vì lượng dữ liệu và băng thông qua lại giữa các chain là tương đối lớn. Các nodes operators của Chainlink sẽ không bị giới hạn bởi block size và có thể gia tăng throughput bằng cách nâng cấp hardware.

Chainlink Proof of Reserve cung cấp cho các Smart Contract data cần thiết để tính toán tài sản bảo đảm của các tài sản on-chain được bảo chứng bởi các nguồn tài nguyên là các tài sản off-chain hay cross-chain.

Chainlink Proof of Reserves
Proof of Reserves

Vận hành bởi các mạng lưới các oracle phi tập trung, Chainlink Proof Of Reserve cho phép việc audit các tài sản bảo đảm trong thời gian thực, bảo vệ người dùng khỏi các hành vi sai trái như fractional reserve (các tài sản không được fully-backed mà chỉ được đảm bảo một phần) hay các hành vi gian lận, lừa lọc của các công ty có dịch vụ ký gửi. Thay vì việc bắt người dùng phải tin vào những báo cáo đưa ra bởi các công ty thì Chainlink Proof Of Reserve có thể tự động thực hiện on-chain audit và đưa cho người dùng những con số chính xác nhất về sự đảm bảo của các tài sản.

Chainlink Proof of Reserve
Proof of Reserve Use Cases

Một vài Use Cases thú vị của Proof-of-Reserve:

  • Chainlink Proof Of Reserve: Có thể tính toán tài sản đảm bảo của các wrapped token. Nếu Chainlink Proof Of Reserve phát hiện các wrapped token đang bị undercollateralized thì Chainlink Automation sẽ ngay lập tức dừng mọi hoạt động mint, burn và redeem của token đó.
  • Khi hệ thống này trở nên phổ biến hơn, thì ta có thể kiểm tra và tự audit tài sản thật trong bank của Tether
  • Ngoài ra, có thể tạo ra các Circuit Breaker để ngắt kết nối, dừng lại việc tài sản off-chain được in khống on-chain.
  • Tạo ra các ứng dụng mới cho DeFi: Real-world Assets, Tokenize Bond, hay Synthetic Assets như cổ phiếu.
  • Việc tạo các tài khoản cross-chain thông qua hệ thống này cũng sẽ an toàn hơn do có hệ thống nodes của Chainlink liên tục check dữ liệu in, burn ở các chain. Việc bị tấn công cũng sẽ trở nên khó hơn rất nhiều.

DECO

DECO là một sản phẩm Oracles mới nhất mà Chainlink mua lại từ Cornell University. Sử dụng công nghệ Zero-Knowledge Proof (ZKP) kết hợp với hệ thống Oracles của mình, DECO cho phép ẩn đi các dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, tài sản hay các thông tin khác. Blockchain mang lại tính minh bạch về tài sản cũng như giao dịch, điều này cũng làm ảnh hưởng tới sự riêng tư của con người. Nhưng với DECO, Smart Contracts vẫn sẽ có những thông tin cần thiết mà không để lộ các thông tin nhạy cảm nhờ vào ZKP.

Chainlink DECO
DECO

Thông tin nhạy cảm sẽ được mã hóa và Smart Contracts chỉ cần xác nhận thông tin đó có đúng hay không mà không trực tiếp biết được thông tin đó là gì. Nhìn vào những ví dụ dưới đây để hiểu hơn:

  • Khi bạn muốn vay tiền, nhưng bạn phải đủ 18 tuổi thì mới được vay. Bạn không muốn thông tin về tuổi của mình bị public on-chain. Nhờ vào DECO mà Smart Contract có thể xác nhận bạn 18 tuổi và cho bạn vay mà không cần tới thông tin về chứng minh thư của bạn.
  • Bạn chơi ứng dụng chạy bộ kiếm tiền. Ứng dụng này tương tác với Smart Contracts. Bạn không muốn Smart Contract biết được thông tin về sức khỏe của mình nhưng vẫn muốn ứng dụng này cho phép bạn tham gia kiếm tiền. DECO có thể giúp bạn chứng minh với Smart Contract là bạn đã chạy đủ yêu cầu nhưng không để lộ cho nó biết là bạn đã chạy bao nhiêu phút, bao nhiêu bước…

Một sản phẩm mà Chainlink phát triển nhờ vào DECO đó là Mixicles. Một Mixer giống với Tornado Cash, kết hợp với Oracles. Mixicles cho phép trộn các transactions với nhau, làm cho việc truy vết giao dịch gần như không thể.

DECO đang trong quá trình phát triển và là một trong những sản phẩm quan trọng của Chainlink. Với DECO, Chainlink sẽ mở ra các ứng dụng cho vay tín chấp, hệ thống tính dụng ngoài chuỗi, hệ thống KYC, sàn lọc bot, spam sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Oracle Node Staking

Cũng giống như các blockchain hiện nay, việc staking của Chainlink yêu cầu phải có các chủ thể tham gia mạng lưới như Oracle Nodes và một lượng $LINK được deposit và lock trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, staking vào các Oracle Node của Chainlink lại có nhiều điểm khác biệt so với staking để trở thành validators của các blockchains hiện nay.

Cơ chế đồng thuận của blockchain là thứ ngăn các validator tạo ra các block không hợp lệ. Trong khi đó, Chainlink (vì không phải là một blockchain) lại không có cơ chế này. Chainlink không thể ngăn một Oracle Node đưa về những data hay report sai lệch. Điều này cũng dễ hiểu khi thực chất transaction của các blockchain là một yếu tố nội sinh có thể kiểm soát được. Trong khi tính chính xác của một data đưa ra bởi Oracle Node hoàn toàn là một yếu tố ngoại sinh, khó kiểm soát.

Chainlink đã phát triển một cơ chế staking để khuyến khích các Oracle Node cung cấp data chính xác: Reward cho các hành động đúng đắn và Penalty cho các hành động sai lệch (slashing). Cơ chế đơn giản là “tiền đấu tiền” khi mà nó được thiết kế để ngăn việc các node sẽ lũng đoạn và nhận hối lộ từ những kẻ có ý đồ xấu.

Chainlink khá tự tin với cơ chế Super-linear Staking của mình. Những kẻ có ý đồ xấu muốn phá hoại một node sẽ phải có số tiền vượt hơn rất nhiều số tiền mà node đó đã stake vào.

Super-linear Mechanism

Ở các hệ thống staking hiện tại, nếu N node stake x$ thì những kẻ tấn công có thể sử dụng khoản tiền lớn hơn X một chút để mua chuộc node. Dẫn đến việc tổng chi phí tấn công cho cả mạng sẽ hơn N * x$. Ngần đó tiền cũng đã gây ra trở ngại rất nhiều cho những kẻ tấn công khi muốn mua chuộc node rồi.

Tuy nhiên, Chainlink còn muốn nhiều hơn vậy. Chainlink nhắm đến việc thiết kế ra một hệ thống staking khiến cho những kẻ tấn công phải bỏ ra số tiền mua chuộc theo cấp bình phương của N - đó là lí do nó được gọi là Super-linear. Và đây là cách họ thực hiện điều đó:

  • Mỗi node có thể đóng vai trò như một watchdog để báo động nếu report đã được tổng hợp là sai lệch.
  • Với mỗi round report, các node sẽ có thứ tự ưu tiên báo động khác nhau. Cơ chế của Chainlink là trao thưởng tập trung, tức là node có thứ tự ưu tiên cao nhất báo động sẽ nhận được reward là số $LINK deposit của các Faulty Node.
  • Nếu một watchdog phát hiện ra report là sai lệch và báo động thì tức là số Faulty Node đang phải chiếm quá nửa tổng số node (để generate ra một false report thì cần hơn 50% số node là faulty node). Vậy nên tổng số stake có thể tịch thu sẽ có giá trị tối thiểu là (x * N) / 2.
  • Từ đây ta có thể đọc được suy nghĩ của những kẻ tấn công. Để “bịt mồm” watchdog thì phải mua chuộc nó với số tiền hối lộ lớn hơn số reward nó nhận được. Tức là hơn (x * N) / 2.
  • Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, thứ tự ưu tiên báo động của các watchdog sẽ thay đổi qua từng round. Do đó, những kẻ này sẽ không thể chỉ tập trung mua chuộc một watchdog mà phải mua chuộc toàn bộ watchdog để đảm bảo việc tấn công xảy ra suôn sẻ.
  • Do vậy, tổng số tiền hối lộ mà những kẻ tấn công phải bỏ ra là: (x * N) / 2N = (x * N^2) / 2. Scale theo hàm bậc 2 của N.

Và đó là sự ưu việt của Super-linear Staking.

Cũng liên quan tới Incentives cho staker, thì ở giai đoạn đầu, Chainlink sẽ đưa ra 2 chương trình BUIDL và SCALE.

  • BUIDL: Các dự án ở giai đoạn early khi sử dụng dịch vụ của Chainlink, sẽ dùng 1 phần token supply của mình để trả cho stakers, services providers của Chainlink.
  • SCALE: Các Blockchain Layer 1, Layer 2 khi sử dụng dịch vụ của Chainlink cũng đã tham gia vào chương trình này và dùng một lượng tokens từ treasury của mình để trả cho stakers, services providers của Chainlink. Tham gia SCALE gồm có Avalanche, Metis, Moonbeam, and Moonriver.

Các dự án tham gia vào 2 chương trình này sẽ hưởng lợi từ network effects và được hỗ trợ integrate vào các dịch vụ của Chainlinks. Do sự trưởng thành của Oracles Network mà khả năng các dự án Defi bị tấn công Oracles cũng giảm đi nhiều. Việc lựa chọn Chainlink làm Oracles Service cũng làm giảm rủi ro và tăng uy tín của dự án.

Kết Luận

Từ lúc mạng lưới khởi chạy tới nay, Chainlink đã có những bước phát triển đáng ngưỡng mộ. Gần đây, Chainlink Labs đã cho ra đời roadmap mới cho Chainlink 2.0 với nhiều dự định và cải tiến nhưng những thứ chính vẫn là CCIP, DECO, FSS và OCR.

Staking cũng đã ra mắt concepts, Holder của Chainlink chắc hẳn cũng rất nóng lòng để được nhận lại một phần lợi nhuận được sinh ra từ những dịch vụ của Chainlink. Nếu có một phần lợi nhuận được sinh ra cho token holders, thì chắc chắn $LINK sẽ là một token rất đáng để mong chờ.