Sau ít nhất 3 năm thảo luận, EU cuối cùng cũng đã có những thống nhất về một số điều khoản trong khung pháp lý dành cho thị trường Crypto. Vào đêm cuối tuần vừa qua, Nghị viện của EU đã thống nhất các chính sách liên quan tới ví của Crypto, được gọi là Transfer Funds Regulation (TRF) và dự luật khác nhắm vào stablecoins và các sàn giao dịch, gọi là Markets in Crypto-Assets (MiCA). Mục tiêu chung của các dự luật này chính là mang lại sự rõ ràng về pháp lý cho toàn bộ EU cũng như mong muốn bảo vệ người tiêu dùng và đem tới sự ổn định cho nên tài chính.

  • TFR nói chung sẽ vẫn xoay quanh Travel Rule (TR) và các chính sách Anti Money Laundering (AML), tức là sẽ yêu cầu các công ty tài chính thu thập thông tin khách hàng của họ. TR được đưa ra bởi FATF (Financial Action Task Force) gồm 37 quốc gia hợp lại nhằm chống rửa tiền.
  • Từ 2019, FAFT đã đề xuất rằng các nhà cũng cấp dịch vụ tài sản số hoạt động trong khu vực có hiệu lực của TR nên thu thập thông tin của khác hành nào có giao dịch hơn $1000. Tuần trước, Nghị viện EU đã xem xét các đề xuất của FAFT và hoàn thiện TFR. Với TFR được thực thi thì các VASPs (Virtual Asset Service Providers) sẽ bắt buộc phải thu thập dữ liệu của khách hàng của họ với những giao dịch tới các VASPs khác hoặc unhosted wallets (ví cá nhân). Nhiệm vụ của VASPs sẽ là thu thập, lưu trữ và giao nộp nếu tòa án nào đó trong EU yêu cầu. Giao dịch Peer-to-Peer sẽ không liên quan tới TFR.

Đây là một tin tốt. Bản trước đó của dự thảo luật đã đề xuất yêu cầu đăng kí những ví cá nhân với các cơ quan chức năng và giám sát cả giao dịch Peer-to-Peer. May mắn là nó không được đồng thuận.

  • Dự luật MiCA sẽ là một trong số các dự luật nằm trong series luật sắp tới của EU liên quan tới quản lý Crypto. Bao gồm luôn cả các dự luật về Defi 2023 và NFT vào 2024.
  • MiCA tập trung quản lý chặt chẽ các stablecoin issuers (các bên phát hành stablecoins). Buộc các bên này phải duy trì một mức dự trữ và được theo dõi sát sao. Ngoài ra còn có một mức trần 200 triệu Euro/ngày. Tức là mỗi tổ chức phát hành stablecoin chỉ được phép tạo ra hay in thêm tối đa 200 Triệu Euro trong 1 ngày. Thú vị thay khi MiCA không đề cập tới Algo-stablecoins.
  • MiCA cũng không cấm Proof-of-Work mặc dù trước đó có nhiều tin đồn về việc này. Nhưng trong MiCA có đề cập tới một vài quy định về bảo vệ môi trường mà các miner ở EU sẽ phải tuân theo. VASPs cũng gánh nhiều trách nhiệm hơn nếu MiCA được thông qua. Cụ thể như sau:
  • Các vụ hacks, khoản nợ hoặc các lỗi vận hành ảnh hưởng tới tiền của users, VASPs sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  • VASPs sẽ phải tách riêng biệt tài sản của users và tiền của họ. Không được phép dùng lẫn lộn hoặc chiếm hữu khi chưa có sự đồng ý. Đặc biệt là khi không có khả năng trả nợ. VASPs có trách nhiệm chi trả cho users trước.
  • VASPs sẽ phải cung cấp thông tin về tài sản mà họ sắp list
  • VASPs sẽ chịu giám sát của EU cho nên muốn tạo ra token riêng sẽ khó khăn hơn.

Dù rằng các bộ luật về Defi, NFT chưa được đưa vào MiCA nhưng các sàn như Opensea sẽ phải chịu những trách nhiệm như trên giống như VASP.

Những điều khoản mới sẽ được bỏ phiếu bởi nghị viện EU. MiCA sẽ chính thức được áp dụng sau 18 tháng sau khi được hoàn thiện và các điều khoản cho stablecoin issuers sẽ là 12 tháng. Những thông báo chính thức có lẽ sẽ được công bố trong các tuần tiếp theo. Đây có thể là bước ngoặt cho chuỗi các điều luật trong quá trình hình thành khung luật dành cho Crypto.

Ở Mỹ khả năng cao cũng sẽ đi theo bước chân của EU đặc biệt là với Stablecoin issuers.