Introduction

Như các bạn đã biết, sau khi Ethereum chuyển qua PoS, thì nó cũng mở ra các vấn đề mới cũng phát sinh đại loại như làm sao để giảm được chi phí lưu trữ data trên ethereum để giảm phí cho rollups, ngoài ra các vấn đề khác như MEV hay Censorship Resistance cũng đáng được nhắc tới. 1 vấn đề nữa mà cơ chế Proof-of-stake mang tới nữa đó chính là việc 1 lượng lớn Ethereum bị đem đi staked và gần như không liquid để phục vụ các mục đích kinh tế, do đó mới xuất hiện thêm các giải pháp Liquid Staking (LSDs).  Eigenlayer, 1 team đã nhìn ra được các vấn đề này nên đã quyết tâm phát triển 1 dự án có thể giải quyết đồng thời về phí lưu trữ dự liệu cho proof từ L2 ( data availability) và tận dụng đặc tính của LSDs để mang bảo mật của Ethereum tới DA layer. Cụ thể như thế nào thì ta hãy tìm hiểu ở bên dưới.

Bối cảnh

Bên trong một blockchain, nhiệm vụ của Block proposer / Sequencer là thực thi các giao dịch và đề xuất chúng vào block. Sau đó đưa block đó lên toàn bộ mạng lưới để những nodes khác xác thực. Yêu cầu ở đây là tất cả các nodes phải xác thực toàn bộ từng giao dịch.

Với zk Rollups, Sequencer có thể tạo ra proof là bằng chứng đảm bảo các giao dịch đã được thực thi hợp lệ. Những nodes còn lại trong mạng lưới chỉ cần xác thực proof này. Đây là một bước tiến lớn giúp cải thiện khả năng tính toán.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn về ‘tính liên lạc’ vẫn còn đó. Dù có thể dễ dàng xác thực được các giao dịch ở L2 về L1 hợp lệ. Thông qua việc dùng proofs để xác thực, phần phí xác thực / dàn xếp trên Settlement Layer là không đáng kể. Nhưng chi phí để lưu trữ các dự liệu quá khứ trên Ethereum dùng cho xác thực proofs lại rất tốn kém. Tức là Rollups sẽ phải chịu một khoản phí bất hợp lý, dẫn tới hạn chế về  khả năng mở rộng mà vấn đề không trực tiếp đến từ họ. Đây là Data Availability Problem mà mình đã từng nhắc tới trong bài modular blockchain đồng thời là bài toán chi phí mà các Rollups phải đối mặt.

Modular Blockchains: Lý do và Cách hoạt động
Giới thiệu Nếu tách lẻ các thành phần chính của một Layer 1 blockchain ra, ta có thể cải thiện các lớp riêng biệt này với sự tối ưu gấp cả trăm lần so với hiện tại. Từ đó ta có một hệ thống phi tập trung, tương thích kèm

Tách rời lớp DA

Một trong những giải pháp được đề xuất là bổ sung một lớp Data Availability chuyên biệt, tách rời khỏi chuỗi chính. Thay vì Ethereum, Sequencer sẽ trữ dữ liệu trên lớp DA mới, lớp DA này có nhiệm vụ đảm bảo dữ liệu khả dụng và cập nhật lại cho Ethereum. Mô hình này còn được gọi là Validium, cung cấp một phương án giúp giảm thiểu rào cản chi phí cho Rollups. Tuy nhiên, Validiums vẫn phải đối mặt với những thách thức khác:

  • An toàn bảo mật kém: Mặc định mục đích của Rollups là thừa hưởng bảo mật từ L1 như Ethereum. Bất lợi lớn với việc sử dụng một lớp DA rời là sẽ mất nhiều năm để tạo được mức bảo mật đủ mạnh mẽ như Ethereum khi quá trình này yêu cầu hình thành một giả định tin cậy mới, bên trong một giao thức mới, với một token mới.
  • Capital cost/ Chi phí sử dụng vốn :
    • Người dùng cần một mô hình kinh tế đóng vai trò như bảo hiểm cho lòng tin của họ. Khi một đơn vị đứng ra cung cấp dịch vụ, giả định tin cậy sẽ chuyển thành giả định kinh tế. Đơn vị này sẽ phát hành token để validators tham gia staking nếu muốn cung ứng dịch vụ và bảo mật cho người dùng. Trong trường hợp hoạt động không hiệu quả hay có hành vi gian lận, phần token đã stake phải bị tước bỏ (slashing). Và Capital cost bắt nguồn từ mô hình kinh tế này, và đến từ việc staking, là câu chuyện của mọi mạng lưới PoS, một lớp DA tách biệt không phải ngoại lệ.
    • Hơn nữa, để hoạt động bền vững, lớp DA rời phải đảm bảo mức doanh thu hàng năm ~10% tổng tài sản đang lock bên trong. Khi phần phí người dùng phải trả cho validators để bù đắp capital cost tăng lên, lớp DA này cũng không còn được xem là tối ưu.
  • Xung đột lợi ích: Lớp DA rời sẽ thu toàn bộ phí từ Rollups thay vì Ethereum. Khi Ethereum không thu về được giá trị từ Rollups, mối quan hệ L1 - L2 bị đổ vỡ.

Những vướng mắc này áp dụng cho mọi Middleware hay các bên trung gian cung cấp dịch vụ như Oracles, Bridges, Sidechains.. không chỉ riêng DA layer. Ethereum validators hiện tại chỉ lo việc xác thực block, Ethereum hiện tại chỉ mang lại sự tín nhiệm trên khía cạnh sản xuất block. Khi xét tới những nhu cầu khác, ta phải phụ thuộc vào các Middlewares. Tuy nhiên, như đã nêu bên trên, những vấn đề khác xuất hiện khi thiết lập mô hình kinh tế cho những bên trung gian Eig

Vậy làm sao để vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa sở hữu bảo mật cao như Ethereum?

Introduction to Eigenlayr and Restaking concept

Eigen Layer có thể nói là dự án đầu tiên đi đầu trong concept này, cụ thể hơn EigenLayr là một chuỗi các smart contracts triển khai trên Ethereum, có thể tùy biến để trở thành những Middlewares chuyên biệt phục vụ mục đích khác nhau. Chúng ta có EigenDA và Eigenlayer

  • EigenDA: DA layer phục vụ chức năng lưu trữ dự liệu để các nodes của Ethereum có thể xác minh proof từ Layer 2.
  • EigenLayer :
    • 1 platform để thực hiện “restaking” cho phép các nodes của Ethereum có thể đồng thời đảm nhiệm 1 lúc nhiều chức năng và thu về được nhiều yield hơn. Eigen Layer cho phép Ethereum stakers tái sử dụng (restake) số ETH đã stake của họ, hay thậm chí các dạng LSD như rETH, stETH.. để secure các mạng lưới khác ví dụ như hệ thống DA hoặc hệ thống sequencers của các rollups.

    • Dùng staked Eth để secure các hệ thống này sẽ loại bỏ giả dịnh tin tưởng mà lớp DA tách rời mang tới , những nodes này sẽ chấp nhận các hình phạt bổ sung nếu vận hành các services trên không hiệu quả khi restake tài sản của họ vào Eigen Layer. Đổi lại các nodes này sẽ nhận được thêm phần yield cho các service đi kèm mà họ chọn phục vụ. EigenDA cũng là 1 trong số các chức năng mà EigenLayer cho phép Eth staker có thể đảm nhiệm và nhận được thêm phần yield cho việc.

    • Như vậy ta có thể thấy với eigenlayer, phần yield có thể kiếm được cho ETH stakers tham gia là cực kì lớn:

      Restaking yield = Ethereum Yield + boosted liquid staking yield + yield from eigenlayer's emission + yield from services nodes perfoms ( tăng theo số lượng services kèm thêm )

Những ưu điểm của Eigen Layer và Restaking

  • Eigen Layer cho phép validators / stakers tham gia thúc đẩy các dịch vụ bổ sung mà không phải lo lắng tới Capital cost. Capital cost của stakers đã được bù đắp bởi apr từ giao thức lõi Ethereum, Marginal cost (chi phí biên) khi restake với Eigen Layer thuần túy là Operating cost (chi phí hoạt động). Và nó hoàn toàn hợp lý khi stakers vận hành với phí dịch vụ họ nhận được.
  • Với restaking, dApps / Rollups sẽ gần như thừa hưởng trọn vẹn an toàn bảo mật từ Ethereum.
  • Thay vì các đơn vị nhỏ lẻ, Ethereum có thể triển khai các dịch vụ của mình trên Eigen Layer và mở ra cơ hội cho validators restake. Giá trị của rstETH ( derivatives của eigenlayer ETH) tăng lên đồng nghĩa ETH tích lũy thêm giá trị, kiến tạo một một quan hệ cộng sinh hiệu quả.

Những vấn đề vẫn phải tính tới đối với Restaking

  • Centralization : Khi các validators  phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn thì dẫn tới việc yêu cầu cấu hình dành cho các validators tham gia cũng từ đó mà tăng lên dẫn tới chỉ có số ít có thể đáp ứng được và số ít này sẽ dễ dàng chi phối
  • Smart Contract vulnerabilities: Do Eigen Layer là 1 tập hớp các smart contracts nên việc xảy ra bugs hay lổ hỗng bảo mật là hoàn toàn có thể. Trong trường hợp có càng nhiều ETH được staked vào sử dụng ở Eigen Layer thì rủi ro mang lại sẽ càng lớn hơn rất nhiều.

Chung quy lại, mọi giải pháp được đưa ra cũng đều hướng đến lời giải cho bài toán mở rộng Ethereum. Các phương án giúp cải thiện những hạn chế hạ tầng của Ethereum hiện tại như Restaking của Eigen Layer sẽ có thể trở thành tương lai của Defi tạo nên nguồn yield bền vững đồng thời gia cố tính bảo mật cho các Layer 2s.