Introduction & Disclaimer
“Check yourself before you wreck yourself” - Ice Cube
Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường crypto thì có lẽ bạn sẽ nghĩ các blockchain luôn được thiết kế theo kiểu modular với các thuật ngữ như rollup as a service (Eclipse), DA layer với dự án Celestia ($TIA). Thực tế không phải như vậy, khoảng thời gian trước đây thì hầu hết các blockchain đều được thiết kế theo kiểu monolithic. Nói sơ qua về monolithic và modular (mình sẽ phân tích chi tiết hơn trong bài viết này) thì bạn hãy tưởng tượng bạn muốn làm một món đồ chơi và có 2 sự lựa chọn
- Một hãng sản xuất A chỉ dùng một loại nhà máy làm các công đoạn từ a đến z: sản xuất bộ phận, lắp ráp, đóng gói bao bì.
- Một hãng sản xuất B dùng 3 loại nhà máy: một nhà máy để sản xuất các bộ phận, một nhà máy để lắp ráp, một nhà máy để đóng gói bao bì.
Ở analogy trên thì hãng A đại diện cho các monolithic blockchain còn hãng B lại đại diện cho các modular blockchain. Thoạt nghe qua thì có vẻ như hãng A không có cửa so với hãng B vì các nhà máy của hãng B được tối ưu hoá để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất trong khi nhà máy hãng A phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ (và do đó hãng B có vẻ hiệu quả hơn hẳn). Vậy thực tế các modular blockchain có thực sự vượt trội?
Design Choice #1: Monolithic
Monolithic blockchain có thể nghe xa lạ nhưng thực tế đa số các blockchain hiện nay đều có kết cấu là monolithic. Ví dụ gần gũi nhất có lẽ chính là Ethereum. Dù đang là trái tim của một hệ sinh thái modular bao gồm các rollup khác nhau nhưng thực tế Ethereum là một monolithic blockchain. Ngoài Ethereum thì chúng ta có thể kể đến các blockchain khác như Solana, Sui, Aptos, BNB Chain, Fantom,... Vậy monolothic nghĩa là sao? Nếu như một nhà máy hãng sản xuất A ở ví dụ trên phải đảm nhiệm tất cả công đoạn sản xuất thì monolithic blockchain cũng như vậy. Monolithic blockchain lo từ khâu execution, consensus cho đến settlement và data availability
- Execution - Thực thi: Các giao dịch và quá trình chuyển tiếp của state sẽ được xử lý bước đầu tại đây. Người dùng cũng sẽ tương tác với blockchain qua lớp này như chuyển tài sản, kí giao dịch hay triển khai smart contracts.
- Settlement - Dàn xếp: Đây là lớp sẽ lo kiểm chứng lại kết quả tính toán của rollups và giải quyết các tranh chấp nếu có. Lớp dàn xếp vốn không tồn tại trong Monolithic Blockchain (nguyên khối), và là một phần tùy chọn có thể thêm vào Modular Blockchain.
- Consensus - Đồng thuận: Lớp đồng thuận sẽ cung cấp trình tự giao dịch và finality nhờ một loạt các full nodes tải xuống và xác minh nội dung bên trong blocks, qua đó đạt được sự đồng thuận từ quá trình chuyển giao hợp lệ của state.
- Data Availability - Dữ liệu khả dụng: Phần dữ liệu cần thiết để xác minh state chuyển giao hợp lệ phải được đưa lên và trữ trên lớp này. Phải thật dễ dàng phát hiện ra trong trường hợp block producer gian lận cố tình giữ lại dữ liệu giao dịch
Upsides
Upside 1: Independency
Tất nhiên với định nghĩa như trên thì điểm mạnh rõ rệt của Monolithic chính là sự độc lập. Vì các monolithic blockchain đã lo từ đầu đến cuối nên không có bất kì sự phụ thuộc nào vào các blockchain bên ngoài. Modular blockchain thì lại khác, việc chia ra mỗi "nhà máy" làm một nhiệm vụ khác nhau tức là bạn yêu cầu mỗi nhà máy phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để có thể hoàn thiện sản phẩm của mình (trong trường hợp của modular blockchain là các transaction).
Upside 2: Compatibility (độ tương thích)
Vì monolithic blockchain là một thể thống nhất và liền mạch từ đầu đến đuôi nên các dApp sẽ dễ tương thích và chạy mượt mà trên các blockchain này hơn. Trái lại, các modular blockchain yêu cầu nhiều quy trình khá phức tạp và tiềm ẩn risk (mình sẽ đề cập kĩ hơn ở bài viết sau về rollup) ví dụ như chuyển tiền từ Layer 1 lên layer 2 để dùng (bridging) để có thể sử dụng các dApp của layer 2.
Upside 3: Simplicity (sự đơn giản)
Monolithic blockchain chỉ cần một set các validator duy trì là có thể chạy được trong khi đó modular blockchain phức tạp hơn nhiều với nhiều Layer 2 khác nhau (và sắp tới là layer 3) và mỗi lớp như vậy lại có các kiểu node và stakeholder khác nhau. Ngoài sự bớt phụ thuộc như đã đề cập ở trên thì monolithic design còn đem lại môi trường thân thiện hơn cho các developer khi họ không phải lo nghĩ đến các vấn đề vê sự tương thích hay bug đối với các layer liên quan trong một modular stack.
Downsides
Downside 1: Scaling problem
Rất nhiều các phương án về các loại consensus khác nhau đã được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề scaling nhưng thực tế rất khó để các monolithic blockchain có thể scale mà không đánh đổi một cái gì đó.
Các bạn có thể đọc bài viết này để hiểu rõ hơn:
Trong khi đó theo lý thuyết thì đối với modular design, bạn có thể thêm vô hạn các layer 2 trên một layer 1 và điều này giúp cho việc scaling trở nên dễ dàng.
Downside 2: Generalization
Đa số các monolithic blockchain hiện nay đều là general-purpose blockchain. Điều này nghĩa là chúng được tạo ra không phải để thực hiện một chức năng riêng biệt nào cả (ví dụ như DeFi, NFT, Gaming,..). Và do đó nên một số dApp có thể không thể hoạt động tốt trên blockchain đó được. Để giải quyết vấn đề này thì SDK của Cosmos là một giải pháp với app specific chain ví dụ như Sei được build dành riêng cho DeFi. Tuy nhiên giải pháp này vẫn có rất nhiều hạn chế và ở khoản này thì modular design có về vượt trội hơn hẳn khi các layer 2, layer 3 có thể biến mình thành các app chain với các mục đích khác nhau.
Design Choice #2: Modular
Celestia là một ví dụ điển hình của modular blockchain. Tuy nhiều người nghĩ Ethereum là một modular blockchain với nhiều rollup bám vào nó nhưng thực tế Ethereum là một monolithic blockchain. Celestia là một modular blockchain đúng nghĩa được xây dựng từ đầu với mục đích chỉ đảm nhiệm công đoạn data availability và consensus.
Upsides
Upside 1: Scalability
Nếu chúng ta bỏ qua các vấn đề như fragmented liquidity thì theo lý thuyết chúng ta có thể đạt được khả năng scale đến vô hạn thông qua các Layer 2. Các rollup có khả năng "gói" một lô các transaction thành 1 transaction và gửi chúng đến main chain - trong trường hợp của Ethereum modular stack thì main chain chính là Ethereum mainnet. Do đó, tạo ra nhiều Layer 2 hơn và gắn nó vào main chain sẽ theo một nghĩa nào đó giải quyết được bài toán scalability.
Upside 2: Flexibilty
Ở một khía cạnh nào đó rollup có thể được xem như parasite kí sinh vào main chain nhưng không vì thế mà nó phụ thuộc tất cả vào Ethereum. Các rollup có thể chọn ngôn ngữ lập trình của riêng mình ví dụ như Starknet dùng Cairo hay Arbitrum đang phát triển Stylus. Điều này có nghĩa bạn có thể chọn virtual machine cho riêng Layer 2 của bạn bên cạnh Solidity. Một số ví dụ:
- Eclipse là layer 2 của Ethereum nhưng dùng SVM
- Neon EVM là layer 2 của Solana nhưng dùng EVM
Downside
Downside 1: Fragmented Liquidity
Lí do các rollup theo quan điểm của mình là không thực sự scale Ethereum là bởi vì liquidity ở Arbitrum/Optimism là hoàn toàn khác liquidity ở Ethereum. Nếu muốn swap một lệnh ở Ethereum thì bạn không thể execute nó thông qua các rollup => phí gas cao và độ nghẽn mạng vẫn không được giải quyết. Bên cạnh đó, càng nhiều layer 2 mọc lên có nghĩa là liquidity sẽ càng bị xé nhỏ => TVL của các layer 2 sẽ bị thu nhỏ dần.
Downside 2: Dependency
Quy cho cùng, cho dù một modular blockchain hoạt động hoàn hảo đến thế nào thì nó cũng luôn có một nỗi lo về việc các thành phần khác của modular stack bị lỗi. Ví dụ như nếu Celestia bị halt thì chắc chắn các rollup sử dụng Celestia làm DA layer sẽ không thể nào hoàn tất transaction được. Một modular stack hoạt động tốt đòi hỏi tất cả các thành phần của nó phải đồng thời vận hành trơn tru.
$TIA Fair Value?
Valuation của Celestia round gần nhất (series B) là $1b
Theo report của SecondLane (một bên chuyên OTC token) thì 100% các deal OTC của các dự án đã gọi xong series B đang được trade premium to last round valuation (tức là đang mua bán giá cao hơn định giá vòng gọi vốn cuối). => Celestia đang trade OTC với giá cao hơn định giá vòng gọi vốn cuối
Cần để ý thêm một chi tiết khác là premium của các deal này đang average 200% tức là nếu Celestia tuân theo con số trung bình này thì Celestia đang được trade OTC với con số valution khoảng $3b tương ứng với token price là 3$
Ở một diễn biến khác thì một số buyer và seller đang sẵn sàng mua bán $TIA ở giá 2.6$. Với volume tranche thế này thì khá chắc đây là deal mua locked token => đã discount so với unlocked token.
Đối với việc mua acc trúng $TIA từ các deal nhỏ lẻ thì giá đang khoảng 1.5$. Lưu ý rằng lượng token này sẽ được unlocked khi launch và giá này chắc chắn đã được discount rất nhiều loại non-financial risk như settlement risk (seller có thể nhanh tay bán token của bạn trước khi bạn kịp bán vì cả 2 cùng nắm private key).
Còn một điểm mình nghĩ mọi người đang phớt lờ chính là initial circulating supply của $TIA. Trong khi nhiều người nghĩ chỉ có 60m $TIA sẽ được lưu thông thông qua airdrop thì thực tế con số này lên đến 267m $TIA.
Từ các thông tin trên ta có thể làm phép tính đơn giản: (20% + 26.8% x 25%) x 1b (total supply) = 267m.
Okay từ tất cả các thông tin kể trên thì đây là suy luận cá nhân của mình:
That's wrap. Thực ra việc định giá $TIA là khá khó vì không có quá nhiều đối trọng trong quá khứ để ta có thể đặt lên bàn cân. Mình mong các thông tin mình đưa ra có thể làm cơ sở để các bạn có quyết định của riêng bản thân mình. Bài viết tiếp theo trong chuỗi series này sẽ là về các Rollup.
Alright, until next time!