Sau sự bùng nổ của Defi và cơn sốt NFT, GameFi, chúng ta có thể thấy rõ dòng tiền hay giá trị đang được hấp thu qua sự phát triển của những nền tảng Smart Contract nói chung.
Dù việc trải qua một khoảng thời gian suy giảm đáng kể các hoạt động cũng như hàng tỷ đô đã bốc hơi nhưng quanh đi quẩn lại, các Layer 1 vẫn đang là những projects có định giá cao nhất trên thị trường.
Có thể thấy 4/10 projects trong top 10 là Smart Contracts Platforms. Các projects còn lại thì có đến 3 projects là stablecoins và còn lại là $BTC, $XRP, $DOGE là những project không hỗ trợ Smart Contracts.
Tuy nhiên, theo như Ryan Watkins đã chỉ ra trong bài viết mới đây của mình về Smart Contract Wars của ông. Giá không phải là tất cả để đánh giá một Smart Contracts Platforms. Actual Activity thì ngược lại, đây mới thật sự là thứ để đánh giá sự thành công của một nền tảng Smart Contracts.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ chia sẽ với nhau thông tin về xu hướng phát triển của Smart Contracts Platform nói chung sắp tới chứ không thật sự nhắm vào đánh giá các hoạt động cụ thể của Smart Contracts nào.
Hiện nay, ở mảng này có 2 xu hướng phát triển chính đó là EVM Smart Contract và Non-EVM Smart Contracts.
Các thuật ngữ bổ trợ
Để hiểu rõ hơn về EVM chúng ta cần nắm bắt được 2 khái niệm.
- Virtual Machine (VM) hay còn gọi là máy ảo hoạt động giống như một chương trình giả lập một hệ thống máy tính, được chạy trên hệ điều hành chủ và hoạt động như một máy tính thật.
- EVM là một dạng máy ảo/ môi trường tính toán mà cả mạng lưới Ethereum sẽ sử dụng chung. Nhờ có EVM mà mạng lưới blockchain của ETH có thể thực thi các Smart Contracts và logic phía sau. Để viết được Smart Contracts trên Ethereum thì developers phải biết ngôn ngữ Solidity.
- EVM Compatibles: Ám chỉ các mạng lưới blockchain chạy Virtual Machine giống Ethereum. Do VM của Ethereum chỉ tương thích với Solidity cho nên nhưng Solidity developers sẽ dễ dàng tạo lại projects của mình trên các chain tương thích với EVM một cách nhanh chóng mà không cần làm lại từ đầu.
- Non-EVM Compatibles: Ám chỉ các mạng lưới blockchain có Virtual Machine khác với EVM, điều này buộc các dApps developers đang làm projects bên Ethereum muốn chuyển qua các chain non-EVM phải học ngôn ngữ mới, làm quen với hệ thống design mới do đó sẽ khó khăn hơn là làm trên một chain mới mà tương thích với EVM.
Non-EVM vs EVM Projects Overview.
Trong năm 2021, top 10 Smart Contracts Platforms dựa trên TVL thì có tới 70% là EVM Compatibles. Còn lại 30% là các platform khác.
Ngay tại thời điểm viết bài này, thì landscape đã thay đổi đi ít nhiều. Sở dĩ trong đây có tới 12 mục thay vì 10 vì mình thấy có một vài các Smart Contracts Platforms xứng đáng tham gia vào bảng này với TVL lớn hơn $300m.
TVL của 12 platform này được lấy từ Defillama. Bỏ ra 3 platforms phía dưới vì số lượng dApps quá ít (ít hơn 05) và gom chung ETH Layer 2 lại.
Như đã thấy, có một xu hướng khá rõ rệt là số lượng SC Platforms non-EVM đã tăng lên >40%. Để xác định rõ xu hướng của việc di dời này thì điều đầu tiên đó là check lại các hoạt động của devs trên các platforms. Việc chọn một Smart Contracts Platforms để build cũng rất quan trọng đối với developers. Ngoài việc tốc độ cao để hoàn thành dự án, developing experience thì Network Effects cũng rất là quan trọng.
Application Landscape
Bảng trên có thể nói lên nhiều điều, nếu bạn đang build trên chain mới và chọn đi theo con đường non-EVM thì chắc chắn một điều là bạn sẽ bị phân mảng khá nhiều. Phân mảng ở đây có thể hiểu là trải nghiệm người dùng bị phân mảng và việc dev ở trên các platform này cũng khó khăn hơn rất nhiều để tạo hiệu ứng người dùng.
Với EVM, bạn có các Defi OGs Platform, những sản phẩm đã rất quen thuộc với phần lớn users của Crypto.
Với non-EVM chain, hầu như bạn phải bắt đầu lại từ đầu với các ứng dụng, từ Swaps, Lending/ Borrowing, Stablecoins, …
Rõ ràng với thời kì tăng trưởng nhanh của thị trường trong khoảng 2020- 2021, việc đáp ứng nhu cầu sử dụng đúng thời điểm là cực kì quan trọng. Do đó có thể dễ dàng giải thích việc EVM Platforms chiếm được nhiều ưu thế hơn ở giai đoạn này. Mặt khác, downtrend có thể là thời gian thích hợp để speed up cho hệ sinh thái của non-EVM Platform.
Thu hút developers giữa các blockchains
Việc thu hút developers là một trong những vấn đề quan trọng của các Smart Contract Platforms tuy nhiên thường bị ngó lơ. Developers chính là yếu tố mấu chốt để tạo nên một hệ sinh thái.
Bên dưới chúng ta có thể thấy là Ethereum vẫn dẫn đầu trong số lượng active developers mỗi tháng. Đứng sau đó chính là Solana.
Việc Ethereum phát triển về số lượng dev có thể hiểu là do tuổi đời phát triển của Ethereum tương đối lâu so với các đối thủ còn lại. Tuy nhiên, khi nhìn vào ta có thể thấy Solana đang có tốc độ tăng trưởng về số lượng developers rất ấn tượng.
Dẫn đầu cho xu hướng của EVM chắc chắn là Ethereum và dẫn đầu cho non-EVM có thể là Solana.
Một số Analogies
Apple vs Microsoft, Android vs iOS, Chrome vs Firefox, Java vs .Net, AWS vs Azure, Intel vs AMD, Nvidia vs AMD… và còn nữa.
Dễ dàng nhận thấy trong môi trường công nghệ, trải dài khắp các lĩnh vực, các ứng dụng, sản phẩm có sự canh tranh gay gắt với nhiều thành phần tham gia thì các platforms nền tảng thường sẽ thiết lập thành 2 thái cực rõ ràng hơn gọi là duopoly.
Với Smart Contracts Platforms, chúng chắc chắn đang ở stage “before”, với sự bùng nổ của rất nhiều giải pháp. Nhưng sự bùng nổ này sẽ kéo dài bao lâu trước khi duopoly được xác định?
Liệu rằng EVM có còn nằm trong cuộc đua song mã nữa hay không?
Hiện nay, rõ ràng EVM đang có vị thế thống trị trên thị trường. Việc mang tới trải nghiệm Plug and Play, giúp cho việc tối ưu tốc độ phát triển trong một thị trường phát triển nhanh như Crypto gần như là ưu điểm tuyệt đối. Cũng không ít developers sẽ chọn con đường non-EVM vì ở đây sẽ có ít sự cạnh tranh và không bị cuốn theo tốc độ của Crypto. Điều này có thể dẫn tới những sản phẩm sơ sài, không chất lượng.
Một ví dụ đơn giản có thể thấy đó chính là Serum của Solana, thay vì áp dụng mô hình AMM giống Uniswap thì Serum quyết định build Central Limit Order Book (CLOB) theo phong cách DEX. CLOB cho phép xây dựng một hệ sinh thái các ứng dụng khác trên nó nhưng hi sinh khả năng tích hợp với các ứng dụng cũ của AMMs.
Vấn đề của non-EVM Chains đó là họ không có những đồng minh, giống như EVM. Với EVM, ngoài ETH, rất nhiều chain khác cũng sử dụng EVM dẫn tới một điểm mạnh đó là Network Effect, và về sau là khả năng kết hợp. Để dễ hiểu hơn, khả năng kết hợp ở đây chính là việc bạn có thể vay tiền của Maker trên ETH rồi sau đó trả trên Maker Protocol trên Arbitrum. Đây cũng chính là điều mà blockchain nên hướng tới sau này. Để cạnh tranh sòng phẳng với EVM, việc cần làm nhất của các non-EVM Chains bây giờ là làm sao để tạo được network effects, tạo thêm những chain đồng minh, thúc đẩy các builders build những killer apps.
Hiện nay, dù sự thống trị của EVM Chains là rõ rệt nhưng sắp tới xu hướng có lẽ là những non-EVM Chains khi mà EVM để lộ những điểm yếu mà developers không thể nào tự mình xử lý được. Việc delay roadmap cộng với sự trì hoãn chuyển đổi cơ chế đồng thuận đã làm cho EVM đang dần mất vị thế. Số lượng dev trên các platforms khác cũng đã tăng đáng kinh ngạc trong những 2 năm gần đây.
Việc thay đổi trong xu hướng phát triển cũng là điều đáng để mong đợi. Bởi có lẽ khi sự cạnh tranh quá gay gắt thì con người thường sẽ tìm hướng đi riêng.