Có khá nhiều nhầm lẫn về những thứ đang xảy ra trong vĩ mô (macro). Đêm qua stock và crypto hồi lại khá mạnh sau FOMC, nếu bạn nghĩ đây là bullish thì nên suy nghĩ lại (nghe có vẻ hơi hindsight nhưng mình đã có cảnh báo trong discord tối qua). Ngoài ra còn khá nhiều hiểu nhầm về những thứ đang xảy ra, ảnh hưởng của nó như thế nào lên stock? crypto?

Sau đây sẽ là series những bài viết siêu ngắn gọn và dễ hiểu, xâu chuỗi đi từ vĩ mô đến ảnh hưởng của nó lên thị trường tài chính (hay cụ thể chúng ta tập trung ở đây là Crypto).

Part 1: QE/QT - không như bạn nghĩ

Định nghĩa và bản chất

Đầu tháng 6 mọi người có thể đã nghe đến rất nhiều người nói: “QT bắt đầu từ hôm nay”, nhưng không phải, từ đầu tháng đến giờ chưa thực sự có 1 đồng $ nào bị rút ra khỏi thị trường cả. Hôm nay ngày 15/06 thì mới đúng là bắt đầu.

Chính sách tiền tệ hiện đại bao gồm 2 thành phần chính: Lãi suất và trái phiếu.

  • QE (Quantitative Easing - nới lỏng):

Nhầm lẫn: Không phải là in tiền

Ngắn gọn, QE là FED đồng thời giảm lãi và mua vào trái phiếu (chính phủ hoặc doanh nghiệp). FED thu về trái phiếu, chính phủ hoặc doanh nghiệp thu về thanh khoản (tiền) cộng thêm lợi ích từ lãi suất thấp (chi phí mượn tiền rẻ), từ đó việc chi tiêu thoải mái hơn, nên gián tiếp bơm thanh khoản ra thị trường rất nhiều, từ đó chúng ta thấy mọi loại tài sản được giao dịch trên thị trường tài chính đều tăng giá (stock, meme stock, crypto/shitcoin).

QT (Quantitative Tightening - siết chặt ) thì hơi ngược lại, chứ cũng không phải hoàn toàn ngược lại, tức là không phải cứ QT là thu hết thanh khoản về, mà sẽ có giai đoạn, giảm dần cho đến siết chặt. Ví dụ bạn dùng Facebook quá nhiều, muốn giảm bớt, thì thay vì 1 ngày dùng 5 tiếng, giảm về còn 2 tiếng, tức là bạn vẫn dùng FB, chứ không bỏ luôn để thành người tối cổ.

Vậy, QT hay QE thì cũng chỉ là 1 hình thức trao đổi tài sản, không phải cứ FED bảo QE, là mở máy in tiền rồi phát cho doanh nghiệp, mà nhờ tiền thu về từ bán trái phiếu, hoặc lãi suất thấp, doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền nhiều hơn. Flow sẽ là ngân hàng trung ương ⇒ ngân hàng thương mại ⇒ doanh nghiệp/người vay tiền ⇒ thị trường. Khi FED thắt chặt, lãi suất tăng, thì người có nợ sẽ có xu hướng trả nợ. Bạn quẹt thẻ tín dụng để đầu tư, chi tiêu lúc lãi thấp thì không phải lo nghĩ, đến lúc lãi cao thì phải giảm chi tiêu lại để trả nợ. Tương tự, những hedgefund vay tiền (đòn bẩy) để đầu tư, chi phí mượn tiền cao thì những funds này sẽ đánh giá lại hạng mục, cân nhắc giảm đòn bẩy xuống.

Money supply via credit

Quan trọng là: Khi bạn trả nợ, thì lượng tiền đó không còn lưu hành trên thị trường nữa, đây tương tự như burn token trong crypto, cũng có thể nói lượng tiền đó vừa bị burn đi ⇒ supply lưu thông giảm.

QT cap

Vậy tại sao mình nói QT hôm nay mới thực sự bắt đầu? Đây là kế hoạch QT của FED:

https://www.federalreserve.gov/newsevents/pressreleases/monetary20220504b.htm

QT sẽ có 1 mức giới hạn (cap) đó là 30 tỉ (bắt đầu từ tháng 6) mỗi tháng, tức là FED sẽ giảm balance sheet mình tối đa 30 tỉ (cho trái phiếu chính phủ) + mức cap cho MBS(cái này mình sẽ nói riêng sau), mức cap này bao gồm cả khoảng trái phiếu sắp đáo hạn, sau đó cứ 3 tháng thì tăng lên 60 tỉ.

Đây là lượng trái phiếu sắp đáo hạn:

https://www.wsj.com/market-data/bonds/treasuries

Có khoảng 128 tỉ trái phiếu đáo hạn vào tháng 6, phần lớn từ 15/6 này trở đi, với QT cap = 30 tỉ cho các loại trái phiếu, vậy FED sẽ reinvest khoảng 98 tỉ (hay hiểu cách khác - FED vẫn sẽ QE, nhưng chỉ 98 tỉ, thay vì 128 tỉ).

Vậy QT sẽ có 2 giai đoạn:

QT bị động: chỉ đơn giản là không reinvest sau khi trái phiếu đáo hạn.

Sau đó sẽ là chủ động bán tháo trái phiếu ra thị trường nếu lạm phát vẫn không được kiểm soát.

Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của QT, nổi đau thực sự có thể còn chưa tới, mặc dù chỉ đang bị động, NHƯNG hiệu ứng “rút thanh khoản” cũng đã diễn ra rất lớn, không trực tiếp từ QT mà từ 1 hình thức khác. Đó là gì thì mình sẽ nói rõ vào phần tiếp để giữ bài này ngắn gọn, trong thời gian đó, vào page nhấn bật thông báo để không bị hụt bài viết tiếp theo, vì nó miễn phí và xúc tích. kekkk  


‌Subscribe website ngay bây giờ để không bỏ lỡ bất cứ bài viết hay ho thú vị nào  👇👇

Theo dõi thông tin nhanh nhất tại:

Fanpage: Macrochain

Group: Macrochain - Crypto Talk

Telegram: @Macrochain_Insights

Twitter: @macrochain

Twitter Việt Nam: @macrochain_VN

Discord: Macrochain Gangz