I. Tình trạng mạng lưới

Tính tới 27/12/2022, mạng lưới Solana tổng cộng 1917 validators và khoảng 380m $SOL được stake. Validators của Solana được ghi nhận có mặt tại hơn 25 quốc gia và 138 trung tâm dữ liệu trải dài trên toàn thế giới.

Hãy cùng mình điểm qua hai sự kiện quan trọng gần đây và tác động của chúng lên mạng lưới Solana:

  • FTX sụp đổ dường như không gây ra sự xáo trộn quá lớn lên các số liệu thống kê về Solana validator. Những validators nhỏ hoặc không sinh lãi có thể phải đối mặt với một số áp lực nhất định. Tuy nhiên, đa số validators còn lại không phải chịu tổn thất và vẫn vận hành ổn định.
  • Hetzner Online là một công ty lưu trữ web của Đức đã từng sở hữu hơn 40% validators, hơn 20% tổng lượng stake trên Solana. Đầu tháng 11, họ công bố điều khoản nghiêm cấm sử dụng máy chủ của mình cho các hoạt động dính líu đến tiền điện tử và xóa toàn bộ hoạt động liên quan tới Solana. Đây là nguồn cơn cho việc hàng trăm validators cùng hàng triệu staked $SOL được chuyển dịch từ Đức và Hetzner sang các quốc gia cũng như đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ khác. May thay nó không khiến mạng lưới Solana bị gián đoạn, song sự kiện này diễn ra lại giúp giảm thiểu các rủi ro tập trung vào một vị trí địa lý hay một trung tâm dữ liệu đơn lẻ.

Có thể nói tình trạng mạng lưới Solana hiện tại vẫn ổn, không trực tiếp chịu ảnh hưởng do FTX mà thậm chí còn có những chuyển biến tích cực hơn sau sự kiện Hetzner.

Bên cạnh đó, hệ số Nakamoto ở mức 32 là nhỉnh hơn tương đối so với mặt bằng chung.

II. Bối cảnh về các đội ngũ phát triển

Sau sự kiện FTX sụp đổ, câu chuyện được cộng đồng Solana quan tâm nhất có lẽ xoay quanh việc đi hay ở của các nhà phát triển. Một khảo sát đã được thực hiện nhằm thu thập thông tin nhằm tìm lời giải đáp. Qua đó có 2 điểm chính cần lưu ý:

  • Trên tổng lượng thăm dò, cỡ 20% nhà phát triển có đầu tư tiền cá nhân hoặc dự án vào FTX, còn lại khoảng 72% cho biết đội ngủ của họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
  • Một số người chọn rút lui và sẽ triển khai giao thức lên các blockchain khác, nhưng đa số (66%) vẫn quyết định ở lại và tiếp tục phát triển trên Solana.

Dù không đủ nói lên tất cả, song những khảo sát kiểu này cung cấp ít nhiều dữ kiện giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và bao quát hơn về tình hình.

Bên cạnh đó, theo dõi hackathon và chuỗi sự kiện hacker houses cũng là một cách để đánh giá kĩ hơn về hoạt động của các nhà phát triển, đồng thời khám phá những gì đang được xây trên Solana.

III. Các cập nhật về cơ sở hạ tầng

Dưới đây là những nâng cấp, sáng kiến thu hút được sự quan tâm của các nhà phát triển trên Solana. Xem xét chúng giúp ta có cái nhìn rõ ràng hơn về Solana xét trên khía cạnh kỹ thuật.

1. Các nâng cấp nổi bật

  • QUIC / Fee Markets / Stake-weighted Quality of Service (QoS)

QUIC là giao thức truyền dữ liệu mới của Solana để thay thế cho UDP (user datagram protocol). QUIC cung cấp khả năng kiểm soát luồng dữ liệu tốt hơn, hỗ trợ validator dễ dàng sàng lọc dữ liệu những giao dịch spam làm ảnh hưởng tới blockchain Solana thời gian qua. Trong khi đó, Fee Markets cho phép người dùng gửi phí ưu tiên tới validators để thể hiện tính cấp thiết và thúc đẩy quá trình sửa đổi trạng thái cho tài khoản của họ. Do khi tài khoản trên Solana chạm ngưỡng giới hạn tính toán, các giao dịch tiếp theo sẽ không sửa đổi trạng thái của tài khoản đó trong một block nhất định. Fee Markets nhằm giảm thiểu bớt tình trạng spam và giúp thị trường blockspace hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra trong đợt update lớn này còn có Quality of Service (QoS) là phương pháp ưu tiên một số loại giao dịch nhất định khi số lượng giao dịch nằm ngoài khả năng xử lý của mạng lưới.

Tháng 1 đầu năm nay, sau sự kiện Solana bị spam bởi các liquidator bots, Anatoly Yakovenko - đồng sáng lập của Solana đã quyết định cải tiến blockchain này với QoS.

Phương thức Staked Weighted QoS cho phép các giao dịch được xếp vào các hàng chờ khác nhau dựa vào người gửi yêu cầu giao dịch (các hàng chờ này sẽ được phân biệt bởi lượng Solana được stake). Những node không stake Solana nhờ đó sẽ được khuyến khích gửi giao dịch tới cho những node có stake Solana. Điều này giúp các giao dịch có khả năng cao được thực hiện hơn thay vì gửi thẳng luôn cho leader vì những giao dịch được gửi từ các node không stake thường sẽ bị bỏ qua bởi leader.

Thêm vào đó, các validator sẽ có nhiệm vụ tự đưa ra những luật lệ cho riêng mình để tránh được các rủi ro cho bản thân. Ví dụ, nếu 1 node gửi quá nhiều giao dịch cho validator (dù node này là node có stake Solana), validator đó có thể cắt liên kết với node đó và ngừng nhận giao dịch để bảo vệ mạng lưới.

2. Sáng kiến đáng chú ý

  • Firedancer

Firedancer là validator client độc lập được Jump Crypto phát triển cho Solana. Một khi đi vào hoạt động, Firedancer sẽ giúp Solana trở thành blockchain thứ hai (sau Ethereum) hỗ trợ nhiều loại clients. Ngoài việc đa dạng hóa clients trên Solana, Firedancer được xây mới hoàn toàn sẽ đảm bảo không tồn tại lỗi nào nghiêm trọng trên cả hai clients. Từ đó góp phần củng cố vững chắc cho mạng lưới Solana, đồng thời hứa hẹn mang lại cải tiến lớn về hiệu suất. Dự kiến Firedancer sẽ được triển khai từng bước trong năm 2023. Các bạn có thể đọc thêm về firedancer ở bài viết trước của bọn mình:

Solana Outage Is Not A Problem
Solana outage events Trước khi đi sâu vào việc tại sao “outage is not a problem” đối với Solana thì chúng ta nên có một quick review về những lần Solana gặp sự cố đáng chú ý nhất. Lần 1 (14/09/2021): Outage trong vòng 17 tiếng Lần outage
  • Jito-Solana client

JitoSOL là một biến thể của Solana validator client được Jito Labs tinh chỉnh và tối ưu cho MEV tương tự như MEV-boost của Flashbots trên Ethereum. Bằng cách mở ra một thị trường blockspace, Jito-Solana giúp hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả hơn cho các cơ hội MEV. Đi kèm đó là trình liquid staking JitoSOL cho phép những validators chạy Jito-Solana tự động phân phối lợi nhuận MEV như một phần staking rewards cho JitoSOL pool.

Nguồn: jito.network
  • Các thử nghiệm liên quan tới máy ảo (Virtual machine) và rollups.

Neon EVM là sản phẩm của Neon Labs giúp EVM devs dễ dàng đưa giao thức của họ lên Solana với thay đổi tối thiểu hoặc không thay đổi so với bộ code gốc. Đây có thể coi như 1 dạng rollups đối với solana khi mà EVM của Neon labs sẽ không implement vào core stack của Sol.  Ngoài ra, ta còn có  EclipseNitro cố gắng đưa Solana Virtual Machine (SVM) lên các chains khác. Mục tiêu của họ là kết hợp tốc độ của SVM và khả năng modular của Celestia hay Cosmos để cho ra kết quả tối ưu.

3. Các dự án về tiện ích hạ tầng

Mức độ trưởng thành của mạng lưới Solana luôn là chủ đề được đem ra so sánh với Ethereum. Tuy vẫn tồn tại, các dự án và sáng kiến nêu trên là minh chứng rằng khoảng cách này đang dần được thu hẹp. Chênh lệch bao nhiêu còn phụ thuộc vào tiêu chí đánh giá, nhưng không thể phủ nhận Solana sở hữu một hệ sinh thái đang ngày một cải thiện cả về chức năng lẫn cơ sở hạ tầng.

IV. Các cập nhật về dApps

Rõ ràng dù chưa thể sánh ngang Ethereum, hệ sinh thái Solana vẫn thuộc top đầu về sự đa dạng và chất lượng dApps. Tuy không thể đi vào chi tiết, mình sẽ đề cập tới những dự án nổi bất nhất của từng mảng; Từ DeFi, hạ tầng Web3, NFTs cho đến Gaming.

1. Các ứng dụng Defi

Solana Defi là phân ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi FTX sụp đổ, cả về TVL lẫn giá $SOL. Dù vậy, vẫn có những dApps đáng chú ý.

  • Lending Protocol mrgnlend sẽ ra mắt vào giữa tháng 1/2023.
  • DEXs có 3 cái tên nổi bật:

/ OpenBook là bản fork của Serum V3 được cộng đồng khởi xướng và điều hành. Keys của Serum có thể đã bị xâm nhập trong vụ FTX bị hack và Openbook sẽ vào vị trí kế nhiệm.

/ Phoenix orderbook của Ellipsis Labs với các nâng cấp trong thiết kế giúp cải tiến central-limit-order-book (CLOB) ban đầu của Serum.

/ Lifinity sử dụng concentrated liquidity và mô hình market maker chủ động để loại bỏ sự phụ thuộc vào arbitrageurs, cùng lúc hạn chế impermanent loss cho LPs.

  • Derivatives và Structured Products

Structured products hay các sản phẩm về công cụ phái sinh, quyền chọn trên Solana cũng khá đa dạng và phát triển. Có thể kể tới một vài cái tên nổi bật như Cega, 01, Drift, Friktion, PsyDAO.. Thông qua những dự án này mà các vấn đề chính như nguồn thanh khoản, hỗ trợ asset mới, cross-margin.. trên Solana được giải quyết.

Friktion sử dụng vault style tương tự Ribbon trên Ethereum để hướng liquidity về các sàn DEXs phái sinh khác nhau.
Drift sử dụng Just-In-Time (JIT) Liquidity để tối ưu thanh khoản on-chain cho phép market makers đưa ra mức chênh giá tối thiểu tới người dùng. Nguồn: Drift
  • Liquid Staking Derivatives (LSDs)

Có thể JitoSOL của Jito Labs đang chiếm trọn spotlight lúc này, nhưng MarinadeLido vẫn đang dẫn đầu về thị phần. Thứ hạng có thể sẽ thay đổi nếu JitoSOL có thể duy trì mức yield cao hơn hai đối thủ trên (8.42% vs 7.78% của Lido và 7.24% của Marinade tại thời điểm viết bài).

2. Các cập nhật về NFT và gaming

  • Solana NFT

Nếu Solana Defi đang trong giai đoạn khó khăn thì Solana NFT có thể được coi là điểm sáng. Solana vẫn giữ vững vị trí blockchain lớn thứ hai về khối lượng secondary sales và đang dần thu hẹp khoảng cách với Ethereum.

/ Tiêu chuẩn tài sản số của Metaplex đã đặt nền móng cho Solana NFT từ những ngày đầu. Các sản phẩm của họ tới nay vẫn tiếp tục đóng góp vào chặng đường phát triển đó, có thể kể tới Metaplex’s compression sẽ giúp mint NFT ở quy mô lớn với chi phí tiết kiệm hơn hay Candy Machine là giải pháp mint NFT không sử dụng code cho những nhà sáng tạo ít am hiểu về kỹ thuật.

/ xNFTs là định dạng tiêu chuẩn cho ‘executable NFTs’, cho phép chủ sở hữu có quyền sửa đổi bộ code. Backpack là chuỗi sản phẩm, ứng dụng tích hợp xNFT, bắt đầu với một loại ví mới. Qua đó mọi ứng dụng sẽ chạy trên một giao diện duy nhất thay vì phải tương tác qua các trình duyệt web.

/ Một số nền tảng hàng đầu như Magic Eden, Metaplex và Cardinal đã đưa ra hình thức bảo vệ phí bản quyền cho tác giả do việc giao dịch trên sàn tổng hợp (aggregator) có thể là cách để loại bỏ phần phí này.

/ Một tin mới đáng chú ý là cả DeGodsYoots, 2 bst NFT nổi bật trên Solana đều sẽ quyết định ra đi; DeGods tới Ethereum và Yoots tới Polygon. Chuyện là 2 dự án này yêu cầu hàng triệu đô từ Solana Foundation để giữ chân họ nhưng không thành. Polygon thông báo sẽ trả $5m để đưa Yoots về, còn Ethereum thì vẫn chưa lên tiếng. Tuy DeGods và Yoots không hề đại diện cho Solana NFT, việc họ ra đi ít nhiều làm xôn xao dư luận.

  • Web3 games on Solana

Hầu hết các tựa game trên Solana như ev.io, BR1: Infinite, No Way Back, Aurory hay Star Atlas đều chưa ra mắt hoặc vẫn đang phát triển ở những giai đoạn đầu. Một số những cái tên nêu trên thành công cũng có thể trở thành chất xúc tác thu hút người dùng tìm tới / quay lại Solana.

VI. Tổng kết

Rõ ràng hệ sinh thái Solana đang gặp nhiều vấn đề. TVL sụt giảm, công nghệ chưa hoàn thiện, câu chuyện người hùng hóa tội đồ SBF và giá $SOL thì đang về đáy. Tuy nhiên cũng chưa phải đã hết hi vọng, các nâng cấp hạ tầng, ứng dụng thiết yếu và những builders tâm huyết vẫn đã và đang xây dựng một tương lai hứa hẹn cho Solana.