Như các bạn đã biết, DeFi đã trở thành một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất đối với blockchain và Crypto. DeFi đang mang tới những cải tiến nhưng cũng đồng thời vẫn còn một vài vấn đề tồn động. Trong Series này, hãy cùng nhìn lại những vấn đề hiện hữu để cùng tìm ra xu hướng sắp tới của Defi. Khởi đầu cho series này là bài viết về AMMs và CLOBs, hai mô hình chủ chốt cho Defi.

Khái niệm AMM

Để cho một thị trường trở nên sôi động thì trước hết, thị trường đó phải có thanh khoản. Thanh khoản ở đây được định nghĩa là khi bạn bán tài sản ra tiền mặt, thì giá trị bạn nhận được sẽ không quá chênh lệch so với giá và khi nào bạn muốn bán thì lúc nào cũng sẽ có người mua.

Binance Orderbook
Binance Orderbook

Ở thị trường truyền thống, ta có các Market Maker hay còn gọi là ngắn gọn Maker. Những thành phần này sẽ cũng cấp các oders mua/ bán trải dài ở các mức giá khác nhau. Điểm thu hút các Makers tới một sàn để market make đó chính là phí giao dịch thấp và có trade activity cao. Như vậy các makers này sẽ ăn được khoản chênh lệch do mua đi bán lại và có lợi nhất khi giá đi ngang. Để thành công thì tiên quyết các sàn giao dịch phải thu hút được nhiều Market Maker tới market make ở sàn của mình. Từ đó tạo nên tính thanh khoản cho các cặp giao dịch. Đó là khó khăn cho các sàn CEX với mô hình orderbook truyền thống. Còn với DeFi, ta có mô hình AMM.

AMM là viết tắt của Automated Maket Maker, là một phần của DeFi. AMM cho phép tài sản kỹ thuật số được giao dịch thông qua các pool thanh khoản thay vì Central Limit Order Book (CLOB) như thị trường truyền thống. Người dùng cung cấp thanh khoản vào pool bằng tài sản kỹ thuật số với mức giá được xác định bởi một công thức toán học. Pool thanh khoản có thể được tối ưu hóa cho các mục đích khác nhau và đang chứng tỏ mà một công cụ quan trọng trong DeFi. Như vậy, AMM sẽ không cần tới makers như CLOB mà cần tới Liquidity Providers.

Liquidity Pool & Liquidity Providers

Trong giai đoạn trước khi AMM ra đời, thanh khoản hạn chế là thách thức đối với các DEX trên Ethereum. Các DEX khi đó còn quá mới, giao diện không quen thuộc, số lượng người mua và bán ít dẫn tới rất khó để tìm đủ người sẵn sàng giao dịch thường xuyên.

AMM hạn chế điều này bằng cách tạo các Pool thanh khoản và khuyến khích Liquidity Provider cung cấp tài sản vào các Pool này. Càng nhiều tài sản được thêm vào Pool, thanh khoản càng sâu dẫn tới giao dịch dễ dàng hơn cho các DEX.

Liquidity Pools hay Pools thanh khoản cũng như các cặp giao dịch mà bạn thấy trên Binance ví dụ như ETH/BTC. Thay vì kết nối buyer với sellers như mô hình Orderbook thì những Pools thanh khoản này hoạt động một cách tự động. Do đó mới có tên gọi là Automated Market Maker.

Một Pool thanh khoản thực chất là một Smart Contracts nắm giữ 2 hoặc nhiều loại tokens, cho phép mọi người vào cung cấp thanh khoản hoặc rút thanh khoản ra. Với mỗi mô hình AMM khác nhau thì cung cấp thanh khoản/rút ra cũng có quy luật khác nhau. Các Pool thanh khoản còn có thể hiểu là một nơi chia sẻ các token cho người có nhu cầu (người mua/ người bán). Giá trị thị trường của token được xác định thông qua một công thức toán học cụ thể và có thể điều chính để tối ưu hóa các mục đích khác nhau.

Ví dụ AMM của Uniswap khá tốt để giao dịch tài sản có tính biến động nhưng đối với các tài sản như stablecoin, peg-asset (các tài sản có giá trị bằng nhau như stablecoins hay ETH-stETH) thì AMM của Curve lại vượt trội hơn.

Liquidity Providers kiếm lợi nhuận thông qua phí giao dịch được trả bởi người mua/người bán. Liquidity Providers cũng có thể kiếm lợi nhuận tăng thêm thông qua “Yield Farming”. Yield Farming bản chất chính là Token Incentives, các sàn DEX sử dụng chính token của mình để tặng cho Liquidity Providers, khuyến khích thành phần này cung cấp thanh khoản cho các pools. Việc cung cấp thánh khoản này cũng đi kèm với rủi ro chẳng hạn như Impermanent Loss hoặc Smart Contracts có vấn đề. Chúng ta sẽ bàn về rủi ro này ở phần tiếp theo.

Mô hình của AMM

Mô hình AMM căn bản và đơn giản nhất được trình bày dưới dạng:

x * y = k

Trong đó

x: số lượng token A

y: số lượng token B

k: hằng số.

k có nghĩa là số dư tài sản trong pool không đổi để xác định giá thị trường của các token trong pool.

AMM
Basic AMM

Ví dụ: Nếu một pool gồm cặp ETH-BTC, mỗi khi ETH được mua vào thông qua việc bán BTC, giá ETH sẽ tăng lên so với BTC. Số lượng ETH giảm trong khi số lượng BTC lại tăng trong pool nhưng tổng giá trị thị trường của ETH và BTC trong pool là không đổi. Chỉ khi Liquidity Provider mới tham gia vào (rút khỏi) thì pool mới mở rộng (thu hẹp) quy mô → tác động đến k.

Các biến thể của AMM

DeFi phát triển nhanh chóng và ta có hai mô hình AMM biến thể khác: Uniswap v2, Curve v1 và Balancer v2.

  1. Uniswap cho phép người dùng tạo pool thanh khoản với bất kỳ cặp token nào với tỷ lệ 50:50.
  2. Curve chuyên tạo các pool thanh khoản các tài sản có tính tương đồng cao (neo giá) như stablecoin, cung cấp khả năng giao dịch một tỷ lệ trượt giá thấp và tăng hiệu quả.
  3. Balancer mở rộng tính năng của pool cho phép mở rộng nhiều tài sản hơn với bất kỳ tỷ lệ nào.

Impermanent Loss

Dù là với kiểu AMM nào thì Imperment Loss cũng sẽ xảy ra. Impermanent Loss ám chỉ khoản lỗ mà Liquidity Providers sẽ phải nhận khi mà việc hoán đổi các tokens trong pools của một pool nào đó bị nghiêng về một phía Liquidity Providers lúc này rút thanh khoản đã cung cấp ra thì sẽ không còn được nhận đúng với con số ban đầu mình bỏ vào nữa.

Phần chênh lệch so với phần ban đầu được gọi là Impermanent Loss. Impermanent có nghĩa là tạm thời. Impermanent Loss có thể hiểu là khoản lỗ tạm thời. Nếu Liquidity Provider quyết định tiếp tục để tiền của mình trong pools mà không rút ra trong khoảng thời gian dài, trong trường hợp các giao dịch làm cho pools cân bằng lại, quay trở lại trạng thái lúc Liquidity Provider cung cấp thanh khoản thì phần loss này sẽ mất đi. Liquidity Provider sẽ thu về khoản tiền đúng với số tiền/token ban đầu của mình.

Khái niệm CLOB

Hiểu một cách đơn giản, Central Limit Order Book (CLOB) là hệ thống giao dịch được cung cấp với các sàn tập trung như Coinbase, Binance hay Kucoin, etc. Hệ thống này rất phổ biến bằng cách khớp lệnh giữa người mua và người bán với mức giá tốt nhất tại một thời điểm nhất định. Quy trình nội bộ này cũng được sử dụng bởi các sàn giao dịch chứng khoán lâu đời như NYSE.

Giả sử người dùng muốn mua/bán một tài sản, họ phải Order một lệnh. Lệnh đó được ghi nhận và hiển thị trên một Order Book cùng với nhiều lệnh khác. Đây gọi là “Limit Order”. Các hoạt động như vậy được gọi là Market Making. Thành phần thực hiện Limit Order gọi là Maker. Sau đó, sàn giao dịch sẽ khớp lệnh mua và lệnh bán tại mỗi điểm giá và lấp đầy các Order nhiều nhất có thể.

Nếu Order không được lấp đầy, người dùng có thể sử dụng lệnh Market Buy để mua/bán với giá tốt nhất trên thị trường, dựa vào các lệnh trên Order Book đang chờ. Thành phần này gọi là Taker.

Hạn chế hiện nay của CLOB trên sàn tập trung là bạn phải để tài sản vào tài khoản của sàn, gặp các hành vi giao dịch phi đạo đức nếu chính sàn giao dịch hoặc người dùng khác (thậm chí là bot) thao túng thị trường trên Order Book. Các hạn chế này có thể được giải quyết thông qua On-chain CLOB.

Xu hướng trở thành CLOB-based DEX

Các ưu điểm của CLOB chính là người giao dịch có thể đặt lệnh bất cứ số lượng và với giá hợp lý nào. Các lệnh được sắp xếp ưu tiên theo thời gian, vì thế tạo ra sự thuận tiện hơn so với AMM DEX.

Với CLOB-based Projects có lẽ như đây là thời điểm không thể tốt hơn để chiếm thị trường khi các AMM DEX bắt đầu gặp khó khăn trong việc thu hút Liquidity Providers dần trở nên khó kiếm được lợi nhuận hơn. Giá token bị giảm dẫn tới việc Incentives Liquidity Providers bằng token của dự án cũng không còn đủ để bù đắp Impermanent Loss mà họ phải chịu. Khi Liquidity Providers quay lưng thì rất có thể điểm đến thiếp theo của họ là CLOB Projects.

Với việc AMM DEXes đã giúp các users hiểu được cách tương tác với các ứng dụng on-chain. Phần việc cho các CLOB Projects cũng đỡ hơn rất nhiều. Phải đề cập thêm nữa, các vấn đề gian lận của hệ thống CLOB trên các sàn tập trung khiến cho on-chain CLOB trở thành hướng tiếp cận mới trong giao dịch tiền kỹ thuật số. Cung cấp hệ thống CLOB tiện lợi cùng độ minh bạch tốt hơn từ công nghệ Blockchain sẽ cải thiện trải nghiệm trading.

Ethereum and CLOBs

Như đã biết, việc triển khai một CLOB-based DEX là hoàn toàn có thể tuy nhiên với cấu trúc của Ethereum và những blockchain có phí giao dịch quá cao khiến điều này gần như không hợp lý. CLOB Model đòi hỏi phải có độ trễ thấp để cho Market Makers có thể đóng mở lệnh liên tục và Ethereum gần như không thể phục vụ nhu cầu đó. Uniswap v3 là một biến thể gần giống với CLOB khi cho phép cung cấp thanh khoản ở các vùng giá khác nhau tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế khi vướng vào MEV, Latency và Sandwich Attack.

Với những blockchain có tốc độ cao và phí rẻ như Solana thì xây dựng CLOB-based DEX sẽ dễ dàng hơn. Điển hình là Serum đã hỗ trợ cho rất nhiều CLOB-based DEX như Mango Markets hay Jupiter. Tuy nhiên vấn đề ở đây là Solana dùng global market fee thiếu đi nhiều customization cho các hạng mục fee và tất nhiên Solana vẫn chưa đủ nhanh và rẻ để trở thành một powerhouse blockchain cho CLOB-DEX.

Giải pháp có thể hướng tới có lẽ là App-chain, hoặc Rollups chuyên dùng cho một app nào đó. Đi theo hướng này có những vấn đề riêng nhưng sẽ mang tới tính linh hoạt trong điều chỉnh mức phí cũng như tối ưu blockspace (không phải chia sẽ blockspace với các apps khác). Users sẽ giảm được phí tối đa do không phải vừa trả phí cho mạng lưới và trả phí cho ứng dụng mình dùng. Tuy nhiên vẫn còn đó nhưng vấn đề về an toàn và bảo mật.

Market Capitalization

Theo Coindesk DACS, DeFi vỏn vẹn chỉ chiếm 2.19% trong tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số, tương đương với khoảng hơn $43.5 tỷ. Mức cao nhất trong vốn hóa của DeFi là $175 tỷ (09/11/2021), gấp 4 lần so với vốn hóa hiện tại.

Market Share
Crypto Market Share

Trong nhóm DeFi, lĩnh vực Exchange chiếm đến gần 50% trong tổng vốn hóa, cho thấy tầm quan trọng của nó trong quy mô.

DeFi Categories
DeFi Categories

Lĩnh vực Exchange bao gồm các AMM, On-chain CLOB và DEX khác. Trong đó CLOB Market Cap chỉ chiếm 2.7%, hơn $333 nghìn.

Dự án CLOB-based nổi bật

Ở mảng này, các Rollups như Arbitrum, Optimism,.. đang cố gắng push các dự án CLOB-based. Còn đối với Appchains thì Sei và Injective cũng đang cố găng để khai thác. Rõ ràng với việc người dùng dần quen với Defi, việc onboard họ qua các công cụ hiện đại hơn là điều dễ hiểu. Mảng CLOB vẫn còn rất nhỏ và màu mỡ. Việc khai thác đúng mảng này rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế cũng như thị phần.