Hôm nay sẽ là một bài viết về Fundamentals.

Fundamentals cũng quan trọng như Technical Analysis vậy. Đầu tư thì trước tiên phải hiểu được mình đang đầu tư vào cái gì.

Như các bạn đã biết, Crypto được hình thành với tư tưởng thiết lập một hệ thống phân quyền phi tập trung (Decentralized) mà ở đó dữ liệu (Data) sẽ không bị kiểm duyệt (Censored) hoặc bị thay đổi (Mutable). Để đạt tới được sự phi tập trung thật sự, thì các thành phần chính của hệ thống sẽ cần bao gồm:

  • Consensus (Cơ chế đồng thuận)
  • Storage (Lưu trữ)
  • Computation (Khả năng tính toán)

Khi đạt được một mức độ phi tập trung nhất định thì chúng ta mới có thể có một Web3 đích thực.

Figure 1 : Decentralized Storage landscape. Source: Fundamental labs

Thành phần đầu tiên - Consensus thì chúng ta đã nói quá nhiều rồi, hôm nay mình muốn đào sâu hơn về phần tiếp theo - Storage. Mảng này đã và đang phát triển tương đối nhanh, rất nhiều giải pháp với những use-cases cụ thể khác nhau. Bài viết này sẽ mang tới cho các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về công nghệ, thiết kế của các network và cả những thiếu sót để các bạn tiện theo dõi dự án.

Nhu cầu cho Decentralized Storage.

Tại sao không dùng Consensus layer cho Storage.

Nhìn vào trong một mạng lưới blockchain, chúng ta sẽ cần một Decentralized Storage là bởi vì blockchain chính nó không được design để lưu trữ một lượng lớn data hoặc data có dung lượng lớn.

Cơ chế để đồng thuận giữa các nodes hoạt đông theo kiểu: Một lượng nhỏ data (transactions) sẽ được sắp xếp để đưa vào block. Sau đó chia sẻ đều data này cho các nodes. Việc này dẫn tới lưu trữ dữ liệu trên block sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Bảng dưới đây là bảng tính toán chi phí để lưu trữ một bức hình của BAYC NFTs. Đưa bức hình con khỉ BAYC này vào trong blockchain của BTC sẽ tiêu tốn khoảng $892 với giá BTC là $31,000. Còn với ETH thì là $18,723 USD với giá ETH là $2,300. Mình biết giá này lá giá cũ nhưng với giá hiện giờ thì chi phí vẫn rất là cao.

Figure 2: Storage price comparison. Source: Fundamental labs

Một nhu cầu khác cho việc lưu trữ dữ liệu phi tập trung đó chính là việc các centralized platform khác đều có những rủi ro bảo mật lớn.

Một ví dụ đơn giản như là việc Google có thể can thiệp lên nội dung mà bạn muốn upload lên Google Drive. Hay Apple ngăn cấm bạn đăng tải các sản phẩm nghệ thuật lên server của họ, đây gọi là Censorship.

Thứ mà Crypto nói chung và Web3 nói riêng hướng tới chính là Censorship-resistant network. Đó là nơi mà content bạn đăng lên thì chỉ có bạn được quyền thay đổi hoặc gỡ xuống.

Mối liên hệ giữa NFT và Dữ liệu thuộc tính của chúng

Figure 3: How NFT is stored. Source: Fundamental labs

Mối liên hệ giữa NFT và Dữ liệu thuộc tính của chính nó có thể hiểu như sau:

Metadata sẽ được ghi nhận trên blockchain và nhờ có metadata này mà chúng ta có thể gọi dữ liệu thuộc tính liên kết với NFT đó.

Bản chất NFT chính nó không lưu trữ bức hình, bài hát hay nội dung gì mà đơn thuần lưu trữ metadata mô tả thuộc tính của NFT đó. Dữ liệu thuộc tính của NFT sẽ được lưu trữ ở một nơi khác có thể là Centralized hay Decentralized như IFPS, Filecoin, Arweave,…

Sau này, khi mà NFTs sẽ được sự dụng rộng rãi hơn, dữ liệu thuộc tính của chúng sẽ không còn bị bó buộc bởi hình ảnh, âm nhạc, hay bài báo… mà có thể là chứng chỉ nhà đất, quyền sở hữu nhà, những thứ có giá trị vật chất cao. Do đó nhu cầu đảm bảo những dữ liệu thuộc tính này được lưu trữ một cách an toàn, không bị thay đổi hoặc đánh tráo sẽ là trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do đó việc phát triển một hệ thông lưu trữ phân quyền cho các dữ liệu thuộc tính của NFT chắc chắn sẽ là một mảnh ghép cực kì quan trọng cho thành công của NFT và Web3 nói chung.

Ngoài ra, Web Hosting cũng là một ứng dụng của Decentralized Storage. Chúng ta đều biết là hầu hết các ứng dụng DeFi hiện nay đều host front-end của mình trên các Centralized Hosting Service (AWS, Google Clouds,..) những dịch vụ này đều phụ thuộc rất nhiều vào công ty cung cấp ví dụ như Amazon hoàn toàn có quyền can thiệp và chặn bạn host web trên cloud của họ. Lúc đó người dùng cuối sẽ không thể truy cập hay tương tác được với các ứng dụng DeFi.

Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này để có cái nhìn toàn cảnh về các dự án trên thị trường. Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của những dự án đang tồn tại hiện nay.